37. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾU SẮT TRÊN KHẢ NĂNG GẮNG SỨC VÀ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát ảnh hưởng của thiếu sắt lên NT-proBNP và khả năng gắng sức dưới mức tối đa thông qua nghiệm pháp đi bộ 6 phút (6MWT) trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm (HFrEF).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 12/2021 đến 4/2023, tổng cộng 93 bệnh nhân HFrEF thỏa điều kiện nghiên cứu, khi bệnh nhân đạt trạng thái suy tim ổn định sẽ được thực hiện 6MWT, NT-proBNP, ferritin, độ bão hòa transferin (TSAT). Suy giảm khả năng gắng sức dưới mức tối đa được định nghĩa là 6MWT < 300m. Thiếu sắt được định nghĩa là Ferritin < 100 mcg/L hoặc Ferritin 100 – 299mcg/L và TSAT < 20%.
Kết quả: NT-proBNP ở nhóm thiếu sắt cao hơn so với nhóm không thiếu sắt có ý nghĩa thống kê với trung vị lần lượt là 3447 và 1620 pg/nL (p=0,004). Phân tích đơn biến cho thấy tỉ lệ bệnh nhân suy giảm khả năng gắng sức khi thực hiện 6MWT ở nhóm thiếu sắt cao hơn so với nhóm không thiếu sắt (51,4% và 31,0% với p=0,05). Phân tích đa biến cho thấy thiếu sắt liên quan độc lập với suy giảm khả năng gắng sức (OR 3,247, p=0,041).
Kết luận: Ở bệnh nhân HFrEF, thiếu sắt có mối liên quan với suy giảm khả năng gắng sức dưới mức tối đa và nồng độ NT-proBNP ở nhóm thiếu sắt cao hơn nhóm không thiếu sắt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gắng sức dưới mức tối đa, suy tim, nghiệm pháp đi bộ 6 phút.
Tài liệu tham khảo
deficiency: an emerging therapeutic target in
heart failure. Heart (British Cardiac Society),
2014, 100(18):1414-20.
[2] Packer M, Bristow MR et al., The effect of
carvedilol on morbidity and mortality in patients
with chronic heart failure. U.S. Carvedilol Heart
Failure Study Group. The New England journal
of medicine, 1996, 334(21):1349-55.
[3] Bittner V, Weiner DH et al., Prediction of
mortality and morbidity with a 6-minute
walk test in patients with left ventricular
dysfunction. SOLVD Investigators. Jama, 1993,
270(14):1702-7.
[4] Ponikowski P, Voors AA et al., 2016 ESC
Guidelines for the diagnosis and treatment of
acute and chronic heart failure: The Task Force
for the diagnosis and treatment of acute and
chronic heart failure of the European Society of
Cardiology (ESC)Developed with the special
contribution of the Heart Failure Association
(HFA) of the ESC. European Heart Journal,
2016, 37(27):2129-200.
[5] Klip IT, Comin-Colet J et al., Iron deficiency
in chronic heart failure: An international
pooled analysis. American Heart Journal, 2013,
165(4):575-82.e3.
[6] Nguyễn Hồng Thoại, Trần Kim Trang, Thiếu sắt
ở bệnh nhân suy tim mạn. Tạp chí Y học thành
Phố Hồ Chí Minh, 23(1), 2019, 221 - 5.
[7] Enjuanes C, Klip IT, Bruguera J et al., Iron
deficiency and health-related quality of life in
chronic heart failure: results from a multicenter
European study. International journal of
cardiology, 174(2), 2014, 268-75.
[8] Toblli JE, Lombraña A, Duarte P et al., Intravenous
iron reduces NT-pro-brain natriuretic peptide in
anemic patients with chronic heart failure and
renal insufficiency. J Am Coll Cardiol, 50(17),
2007, 1657-65.
[9] Enjuanes C, Bruguera J et al., Iron Status in
Chronic Heart Failure: Impact on Symptoms,
Functional Class and Submaximal Exercise
Capacity. Revista espanola de cardiologia
(English ed), 69(3), 2016, 247-55.
[10] Burden RJ, Morton K, Richards T et al., Is iron
treatment beneficial in, iron-deficient but nonanaemic
(IDNA) endurance athletes? A systematic
review and meta-analysis. British journal of sports
medicine, 49(21), 2015,1389-97.