36. THỰC TRẠNG TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẦM CẢM SAU SINH Ở BÀ MẸ SINH NON TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN KHU VỰC HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một nghiên cứu cắt ngang đa trung tâm trên 568 bà mẹ sinh non đã thực hiện từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm và xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm của nhóm bà mẹ sau sinh non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên tất cả 568 bà mẹ sau sinh non tại bệnh viện từ tháng 03/2023 đến tháng 06/2023 sử dụng thang đo EPDS (Edinburgh Postnatal Depression Scale) đánh giá với điểm cắt từ 10 trở lên bà mẹ sẽ được đánh giá là trầm cảm.
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ trầm cảm là 27,3%. Yếu tố cá nhân và lối sống của bà mẹ làm tăng nguy cơ trầm cảm bao gồm: tuổi ≤ 35 (OR=1,9; 95%CI=1,1-3,3), độc thân/ly dị/góa (OR=4,6; 95%CI=1,1- 19,3), tình trạng công việc sau sinh không tốt (OR=3,0; 95%CI=1,6-5,9), sử dụng điện thoại máy tính thường xuyên (OR=1,7; 95%CI=1,1-2,6). Các yếu tố từ phía chồng làm tăng nguy cơ trầm cảm bao gồm: bạo lực tinh thần (OR=4,7; 95%CI=1,7-13,1), bạo lực thể xác (OR=2,8; 95%CI=1,1-7,1), không đồng cảm và chia sẻ (OR=2,1; 95%CI=1,1-4,0), thường xuyên cãi nhau (OR=3,2; 95%CI=1,1- 9,7), sự ưa thích con trai (OR=1,8; 95%CI=1,1-2,9), chồng ở bên chăm sóc trong quá trình mang thai (OR=2,2; 95%CI=1,1-4,9). Các yếu tố từ phía gia đình và xã hội làm tăng nguy cơ trầm cảm bao gồm: gia đình trọng nam khinh nữ (OR=3,1; 95%CI=1,2-7,8), người thân không chăm sóc và giúp đỡ chăm sóc trẻ và công việc nhà khi mang thai và sau sinh (OR=2,8; 95%CI=1,1-7,5), không nhận được sự giúp đỡ từ người thân gặp khó khăn (OR=3,7; 95%CI=1,3-10,8) không nhận được sự giúp đỡ từ xã hội khi gặp khó khăn (OR=1,5; 95%CI=1,1-2,2).
Kết luận: Chúng ta cần quan tâm và có những biện pháp can thiệp về lối sống, cá nhân, gia đình và xã hội nhằm giảm tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh non.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm sau sinh, bà mẹ sinh non, EPDS.
Tài liệu tham khảo
2004 update. World Health Organization: World
Health Organization. Truy cập ngày 2/11/2020.
Tại trang web: https://www.who.int/healthinfo/
global_burden_disease/2004_report_update/en/
[2] Sobocki P, Jönsson B, Angst J et al., Cost of
depression in Europe. J Ment Health Policy Econ
2006; 9:87–98.
[3] Ihongbe TO, Masho SW, Do Successive Preterm
Births Increase the Risk of Postpartum Depressive
Symptoms? J Pregnancy 2017;2017:e4148136.
[4] Trần Thơ Nhị, Thực trạng trầm cảm và hành vi
tìm kiếm sự hỗ trợ trợ phụ nữ mang thai, sau sinh
tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Y
tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, 2018.
[5] Al-Modayfer O, Alatiq Y, Khair O et al.,
Postpartum depression and related risk factors
among Saudi females; Int J Cult Ment Health
2015; 8:316–24.
[6] Liu S, Yan Y, Gao X et al., Risk factors for
postpartum depression among Chinese women:
path model analysis. BMC Pregnancy Childbirth
2017;17.
[7] Cox JL, Holden J, Henshaw C, Perinatal mental
health, the Edinburgh Postnatal Depression Scale
(EPDS) Manual, RCPsych Publications, 2014.
[8] Barnett B, Matthey S, Gyaneshwar R, Screening
for postnatal depression in women of nonEnglish
speaking background; Arch Womens
Ment Health; 2(2), 1999, 67–74.
[9] Rich JL, Byrne JM, Curryer C et al., Prevalence
and correlates of depression among Australian
women: a systematic literature review, January
1999- January 2010. BMC Res Notes 2013;6:424.
[10] Bener A, Burgut FT, Ghuloum S et al., A study
of postpartum depression in a fast developing
country: prevalence and related factors; Int J
Psychiatry Med 2012; 43:325–37.