35. HIỆU QUẢ TÁI KHOÁNG HÓA TRÊN BỀ MẶT MEN RĂNG VĨNH VIỄN CỦA KEM CHẢI RĂNG CHỨA 5000 PPM FLUOR TRÊN THỰC NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tái khoáng của kem chải răng chứa 5000ppm Fluor qua sự thay đổi bề mặt men răng bằng kính hiển vi bề mặt nổi 4K VHX 7000 và chỉ số lase huỳnh quang Diagnodent.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trên 90 răng hàm nhỏ vĩnh viễn được nhổ vì lý do chỉnh nha, các răng được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm 1 được hủy khoáng để đạt chỉ số Diagnodent D1, nhóm 2 được hủy khoáng đến khi đạt chỉ số Diagnodent D2. Các răng D1 và D2 được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 15 răng được tái khoáng bằng các loại kem chải răng khác nhau (Colgate Pevident 5000ppm fluor, kem HMU 5000ppm fluor và kem Colgate chứa 1450ppm fluor) trong 30 chu kỳ. Các răng được đo chỉ số Sa và Lase Diagnodent tại các thời điểm trước hủy khoáng, sau hủy khoáng, sau tái khoáng.
Kết quả: Chỉ số Diagnodent ban đầu là (5,578 ±1,43), chỉ số Sa là 1,597µm. Sau hủy khoáng, nhóm D1 cho chỉ số Sa trung bình là (2,451 ±0,611) µm, nhóm D2 chỉ số Sa trung bình là (3,202 ± 0,535) µm. Sau tái khoáng, các chỉ số Diagnodent và Sa đều giảm, trong đó, nhóm dùng kem chải răng Colgate 5000ppm cho chỉ số Sa sau tái khoáng là thấp nhất (1,976 ± 0,530) nhưng độ trơn nhẵn men răng vẫn chưa hồi phục như chỉ số ban đầu.
Kết luận: Kem chải răng chứa 5000 ppm fluor có tác dụng tái khoáng hóa men răng tốt trên thực nghiệm, mức độ tái khoáng hóa cao nhất với kem Pevident 5000 ppm, cao thứ hai là kem HMU 5000 ppm fluor, thấp nhất là kem Colgate 1450ppm fluor.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tái khoáng, bề mặt men răng, độ trơn nhẵn, kem chải răng nồng độ fluor cao, 5000ppm fluor.
Tài liệu tham khảo
Hải và cộng sự, Điều tra sức khỏe răng miệng
toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2001,
67-75.
[2] Brett Duane, 5000 ppm F dentifrice for caries
prevention in adolescents..pdf, 2012.
[3] Patil N, Choudhari S, Kulkarni S et al.,
Comparative evaluation of remineralizing
potential of three agents on artificially
demineralized human enamel: An in vitro
study. J Conserv Dent; 2013;16(2):116-120.
doi:10.4103/0972-0707.108185
[4] Kr E, Le L, L P, et al., The reliability and accuracy
of two methods for proximal caries detection
and depth on directly visible proximal surfaces:
an in vitro study. Caries research; 2011;45(2).
doi:10.1159/000324439
[5] Sandhu SV, Tiwari R, Bhullar RK et al.,
Sterilization of extracted human teeth: A
comparative analysis. J Oral Biol Craniofac
Res. 2012;2(3):170-175. doi:10.1016/j.
jobcr.2012.09.002274
[6] Vicente A, Ortiz Ruiz AJ, González Paz BM et
al., Efficacy of fluoride varnishes for preventing
enamel demineralization after interproximal
enamel reduction. Qualitative and quantitative
evaluation. PLoS One; 2017;12(4):e0176389.
doi:10.1371/journal.pone.0176389
[7] Tanaka O, Camargo E, Cerci B et al., Dental
enamel roughness with different acid etching
times: Atomic force microscopy study. European
Journal of General Dentistry; 2012;1:187.
doi:10.4103/2278-9626.105385
[8] Kashkosh LT, Genaid TM, Etman WM; Effect
of remineralization on metrology of surface of
surface features of induced Acid eroded tooth
enamel; Egyptian Dental Journal; 2016;62(Issue
1-January (Part 2)):505-514. doi:10.21608/
edj.2016.92735.
[9] Ren YF, Liu X, Fadel N et al., Preventive effects
of dentifrice containing 5000ppm fluoride against
dental erosion in situ. J Dent. 2011;39(10):672-
678. doi:10.1016/j.jdent.2011.07.009
[10] Farooq I, Ali S, Farooqi FA et al., Enamel
Remineralization Competence of a Novel
FluorideIncorporated Bioactive Glass Toothpaste—A
Surface Micro-Hardness, Profilometric, and
Micro-Computed Tomographic Analysis.
Tomography; 2021;7(4):752-766. doi:10.3390/
tomography7040063