26. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NẶNG CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích và xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nặng do nhiễm khuẩn huyết (NKH) ở trẻ sơ sinh đủ tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích loạt ca bệnh.
Kết quả: Trẻ thở máy tuyến trước có nguy cơ tử vong gấp 3,2 lần trẻ không thở máy tuyến trước, với OR, 95%CI: 3,2 (1,6 -12,9); Thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung ương có nguy cơ tử vong cao gấp 27,7 lần nhóm không thở máy, với OR, 95%CI: 27,7 (3,5-217,8); Trẻ phải đặt catheter có nguy cơ tử vong cao gấp 21,1 lần trẻ không phải đặt catheter với OR, 95%CI: 21,1 (2,7-166,1); Nhóm trẻ nhiễm khuẩn huyết có sốc có nguy cơ tử vong cao gấp 5,1 lần trẻ nhiễm khuẩn huyết không có sốc, với OR, 95%CI:5,1(1,9 – 14); Tình trạng giảm số lượng bạch cầu có liên quan với tử vong OR, 95%CI: 4,8 (4,8 - 16,5); Trẻ có số lượng tiểu cầu < 100x109/L (giảm tiểu cầu) có nguy cơ tử vong cao gấp 4,2 lần trẻ không giảm tiểu cầu với OR, 95%CI: 4,2 (1,5 -11,7).
Kết luận: Các yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của bệnh nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh đủ tháng gồm có thở máy, đặt catheter, sốc nhiễm khuẩn, tăng bạch cầu và giảm tiểu cầu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn huyết, sơ sinh, đủ tháng.
Tài liệu tham khảo
Network, Neonatal Guidelines 2019 – 2021,
2020.
[2] Phạm Tuấn Việt, Cơ cấu bệnh tật ở trẻ sơ sinh
sớm tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2019,
Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi Khoa, Số
3(4), 2020, tr.15–21.
[3] Khu Thị Khánh Dung và CS, Thực trạng cấp
cứu sơ sinh và mô hình bệnh tật cấp cứu sơ sinh
tại các tuyến Bệnh viện tỉnh Hòa Bình, Tạp chí
Thực hành Nhi khoa, Số 14(1), 2021, tr.23–29.202
[4] Bộ Y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế
năm 2015, 2015.
[5] Dương Quỳnh Anh, Phạm Thị Thanh Hiền, Một
số yếu tố sản khoa liên quan tử vong sơ sinh sớm
ở trẻ đẻ non 28 – 32 tuần; Tạp chí Y học Việt
Nam, Số 2, 2021, tr.22–27.
[6] Trần Văn Cương, Nghiên cứu thực trạng và đánh
giá kết quả thực hiện một số giải pháp giảm tỷ lệ
tử vong bệnh nhi trước 24 giờ tại Bệnh viện Sản
Nhi Nghệ An, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y
Hà Nội, 2017.
[7] Leal YA, Álvarez-Nemegyei J, Velázquez JR
el al., Risk factors and prognosis for neonatal
sepsis in southeastern Mexico: analysis of a
four year historic cohort follow-up; BMC Pregnancy
Childbirth, Vol.12(48); 2012, pp.2-11.
[8] Nguyễn Thị Kim Nhi, Phạm Lê An, Khảo sát các
yếu tố liên quan đến tử vong trong nhiễm khuẩn
huyết sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2; Tạp chí
Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Số 15(1), 2011,
tr.192–195.
[9] Kruse JM, Jenning T, Rademacher S et al.,
Neutropenic Sepsis in the ICU: Outcome
Predictors in a Two-Phase Model and
Microbiology Findings. Crit Care Res
Pract,Vol.1, 2016, pp.1-9
[10] Võ Văn Hội, Bùi Bình Bảo Sơn, Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và một số rối loạn đông máu ở
bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Phụ
sản- Nhi Đà Nẵng; Tạp chí Y Dược học, Số 8(2),
2021, tr. 97 - 103.
[11] Bùi Mẫn Nguyên và CS, Nghiên cứu đặc điểm
rối loạn đông máu ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn
huyết ở bệnh viện trẻ em Hải Phòng; Tạp chí
Thực hành Nhi khoa, Số 10(4), 2017, tr.39–44.