24. HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHỐI SỨC KHOẺ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Đại học Đại Nam và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 336 sinh viên khối ngành sức khỏe, Đại học Đại Nam năm 2022.
Kết quả: Tỷ lệ sinh viên đã có người yêu là 46,7%, đã quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân là 16,1%. Sinh viên nam QHTD trước hôn nhân (18,9%) cao hơn nữ (14,5%). Đối với vấn đề tình dục an toàn, trong số đối tượng nghiên cứu đã từng QHTD có 78,3% đối tượng có sử dụng biện pháp tránh thai (BTTT), có 21,7% đối tượng không dùng BPTT. Các yếu tố quan trọng có liên quan đến hành vi QHTD trước kết hôn được tìm thấy trong nghiên cứu này bao gồm: Nơi cư trú; sự chia sẻ với bố mẹ về các vấn đề liên quan đến tình yêu, tình dục, sức khoẻ sinh sản; tình trạng quan hệ yêu đương; quan điểm của sinh viên về vấn đề QHTD trước hôn nhân; xem phim/ảnh có nội dung khiêu dâm; sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Kết luận: Tỷ lệ có QHTD trước hôn nhân ở sinh viên khối ngành sức khỏe, Đại học Đại Nam cao. Các yếu tố liên quan tới hành vi QHTD trước hôn nhân bao gồm nơi sống, tình trạng quan hệ yêu đương, sự chia sẻ thông tin với phụ huynh, quan điểm của sinh viên và một số hành vi nguy cơ sức khỏe khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Quan hệ tình dục trước hôn nhân, sinh viên, khối ngành sức khoẻ.
Tài liệu tham khảo
Activity and Contraceptive Use Among
Teenagers in the United States, 2011–2015”,
2017. Accessed: May 05, 2023. [Online].
Available: https://www.cdc.gov/nchs/
pressroom/nchs_press_releases/2017/201706_
NSFG.htm
[2] WHO, “Global health estimates 2019: deaths by
cause, age, sex, by country and by region, 2000–
2019”, Geneva, 2019.
[3] Bộ Y tế, “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm
sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục cho vị
thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025”, Hà
Nội, 2020.
[4] Bộ Y tế, Điều tra Quốc gia về vị thành niên thanh
niên và thanh niên Việt Nam (SAVY 1), 1st ed,
Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, 2005.
[5] Bộ Y tế, Điều tra quốc gia về vị thành niên và
thanh niên Việt Nam lần 2 (SAVY 2), 1st ed. Hà
Nội: Nhà xuất bản Y học, 2010.188
[6] Viện nghiên cứu Y - Xã hội học và Trung tâm
Sáng kiến sức khỏe và dân số, “Điều tra Quốc
gia về Sức khỏe sinh sản và Sức khỏe tình dục
của thanh thiếu niên Việt Nam trong độ tuổi 10 –
24”, Hà Nội, 2017.
[7] Phạm Thị Tâm, “Kiến thức, thái độ thực hành
và một số yếu tố liên quan về sức khỏe sinh sản
của sinh viên trường Đại học Thăng Long năm
2017”, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường
đại học Thăng Long, Hà Nội, 2017.
[8] Đỗ Thị Hạnh Trang, Lê Thị Thương, Lê Thị
Luyến và cộng sự, “Thực trạng quan hệ tình dục
trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của
sinh viên trường Đại học Nội vụ năm 2015”, Tạp
chí Y tế Công cộng, 2016; 40: 117–123.
[9] Nguyễn Mạnh Tuân và Nguyễn Thị Bạch Ngọc,
“Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS của sinh
viên ngành điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y tế
Hưng Yên năm 2016”, Tạp chí Y học Việt Nam,
2016; 452: 143–150.
[10] Vanthy Mai, Sỉinan Kittisuksathit, “Factors
influencing pre-marital sexual intercourse among
unmarried young individuals in Cambodia”,
Makara Journal of Health Research; 2019; 23(3):
143–149.
[11] Lê Văn Hiền, “Yếu tố liên quan đến quả can
thiệp giáo dục Tình dục an toàn cho học sinh
THPT tại TP.HCM”, Tạp chí Thời sự Y học,
2017; 17 (1): 30–37.
[12] Xinli Chi, Lu Yu, Sam Winter, “Prevalence and
correlates of sexual behaviors among university
students: a study in Hefei, China”, BMC Public
Health. 2012; 12 (1): 972-981.