21. NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG TRÊN HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY

Ngô Xuân Khoa1, Nguyễn Thành Trung1, Nguyễn Xuân Quang2, Nguyễn Xuân Tuấn3, Nguyễn Hoàng Long1, Hoàng Mạnh Ninh4, Nguyễn Ngọc Ánh1, Nguyễn Xuân Hiền5, Nguyễn Thái Hà Dương3, Nguyễn Thế Thái1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Bệnh viện Bưu điện
5 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả biến đổi giải phẫu và kích thước động mạch chủ bụng của một số người Việt Nam trưởng thành trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 64 dãy.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 64 dãy có dựng hình động mạch chủ bụng của 24 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính 64 dãy tại Bệnh Viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội từ năm 2022 đến 2023.


Kết quả: Động mạch chủ bụng có nguyên ủy là lỗ động mạch chủ của cơ hoành, trong đó 17/24 trường hợp ở ngang mức đốt sống ngực 12 (T12), 5/24 trường hợp ở ngang mức gian các đốt sống T12 và thắt lưng 1 (L1), 1/24 trường hợp ngang mức giữa T11 và T12 và 1/24 trường hợp ở ngang mức L1. Tận cùng của động mạch chủ bụng: 19/24 trường hợp tận cùng ở ngang mức L4, 5/24 trường hợp ở ngang mức gian đốt sống L4-L5, bằng các chia đôi thành 2 động mạch chậu chung phải và trái. Chiều dài trung bình là 127,16 mm. Đường kính trung bình tại: Nguyên ủy là 21,64 mm, trên nguyên ủy động mạch thận là 18,26 mm và tại nơi tận cùng là 15,25 mm.


Kết luận: Vị trí nguyên ủy và tận hết của động mạch chủ bụng có sự thay đổi so với các đốt sống. Động mạch chủ bụng có kích thước lớn, nam dài hơn nữ, đường kính nhỏ dần từ nguyên ủy đến tận hết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] H. Gray, P. L. Williams, L. H. Bannister, Gray’s
anatomy: the anatomical basis of medicine
and surgery, 38th ed. New York: Churchill
Livingstone, 1995.
[2] R. Aleksandrowicz, M. Gosek, M. Prorok,
“Normal and pathologic dimensions of the
abdominal aorta”, Folia Morphol (Warsz), vol
33, số p.h 3, tr 309–315, 1974.
[3] Lê Văn Cường, “Các dạng và dị dạng của động
mạch ở người Việt Nam”, Luận án phó tiến sĩ,
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
[4] Đặng Nguyễn Trung An, “Nghiên cứu kích
thước và phân nhánh của động mạch chủ ở người
Việt Nam trưởng thành”, Luận án tiến sĩ Y học,
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
[5] Nguyễn Thành, “Khảo sát kích thước động mạch
chủ ở người Việt Nam trưởng thành bằng X166
quang cắt lớp vi tính”, Luận án bác sĩ nội trú, Đại
học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
[6] E. Cauldwell, B. Anson, “The visceral branches
of the abdominal aorta: Topographical
relationships”, American Journal of Anatomy,
vol 73, tr 27–57, tháng 7 2005, doi: 10.1002/
aja.1000730103.
[7] Cao Văn Thịnh và cộng sự, “Khảo sát đường kính
ngang động mạch chủ bụng dưới động mạch thận
ở người Việt Nam”, Tạp chí Hình thái học Việt
Nam, vol 10, tr 101–112, 2000.
[8] C. Leithner, H. Sinzinger, J. Hohenecker et al.,
“Radiologic Anatomy of the Abdominal Aorta
and their Large Branches”, Okajimas Folia
Anatomica Japonica, vol 52, số p.h 2–3, tr 119–
149, 1975, doi: 10.2535/ofaj1936.52.2-3_119.
[9] J. H. Joh, H.-J. Ahn, H.-C. Park, “Reference
diameters of the abdominal aorta and iliac
arteries in the Korean population”, Yonsei Med
J, vol 54, số p.h 1, tr 48–54, tháng 1 2013, doi:
10.3349/ymj.2013.54.1.48.
[10] K. Ouriel, R. M. Green, C. Donayre et al., “An
evaluation of new methods of expressing aortic
aneurysm size: relationship to rupture”, J Vasc
Surg, vol 15, số p.h 1, tr 12–18; discussion 19-
20, tháng 1 1992, doi: 10.1067/mva.1992.32982.