16. NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ BỆNH LÝ TIM MẠCH TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Nguyễn Thị Thu Thuỷ1, Đinh Quốc Bảo1, Nguyễn Văn Sĩ1
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Đái tháo đường là bệnh lý và là yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến tại Việt Nam. Nhờ các biện pháp chẩn đoán và điều trị tiến bộ nên người bệnh đái tháo đường có tuổi thọ kéo dài hơn, đi kèm theo đó là sự tích luỹ các biến chứng của đái tháo đường. Việc hiểu rõ về đặc điểm nguy cơ tim mạch và bệnh lý tim mạch là cần thiết trong việc chăm sóc hiệu quả người bệnh.


Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện để xác định nguy cơ tim mạch và bệnh lý tim mạch trên người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại phòng khám nội tiết và phòng khám nội tim mạch của bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Bệnh viện Nhân dân Gia Định, số 37/NDGĐ-HĐĐĐ ngày 30/3/2022.


Kết quả: 515 người bệnh tham gia nghiên cứu với tuổi trung bình là 66, tuổi cao hơn ở khu vực phòng khám tim mạch so với phòng khám nội tiết. Tỉ lệ nữ giới chiếm ưu thế hơn ở cả hai khoa. Nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao và có sự phân bố khác biệt giữa hai khu vực với nguy cơ ưu thế ở phòng khám nội tiết và nguy cơ rất cao ưu thế ở phòng khám tim mạch. Tỉ lệ bệnh lý tim mạch chiếm tỉ lệ đáng kể bao gồm: Hội chứng mạch vành mạn 47,8%, đột quỵ 2,5%, suy tim 4,9% và bệnh động mạch ngoại biên 0,6%.


Kết luận: Người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú ở bệnh viện Nhân dân Gia định có nguy cơ tim mạch từ cao cho đến rất cao và tỉ lệ bệnh lý tim mạch chiếm tỉ lệ cao kể cả ở phòng khám nội tiết. Vì vậy, cần có lưu ý kiểm soát toàn diện yếu tố nguy cơ tim mạch và chọn lựa các biện pháp điều trị thuốc hạ đường huyết phù hợp với nhóm tăng nguy cơ này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] The World Bank, Diabetes prevalence (% of
population ages 20 to 79) – Vietnam. https://
data.worldbank.org/indicator/SH.STA.DIAB.
ZS?locations=VN
[2] Ke C, Lipscombe LL, Weisman A et al.,
Trends in the Association Between Diabetes
and Cardiovascular Events, 1994-2019. JAMA.
2022 Nov 8;328(18):1866-1869. doi: 10.1001/
jama.2022.14914. PMID: 36239969; PMCID:
PMC9568883.
[3] Balakumar P, Maung-U K, Jagadeesh G,
Prevalence and prevention of cardiovascular
disease and diabetes mellitus. Pharmacol Res.
2016 Nov;113(Pt A):600-609. doi: 10.1016/j.
phrs.2016.09.040. Epub 2016 Sep 30. PMID:
27697647.
[4] Shaughnessy AF, ADA/EASD Updated
Guidelines: Glycemic Control Is Only Part of
the Management of Type 2 Diabetes. Am Fam
Physician. 2023 May;107(5):Online. PMID:
37192089.
[5] Davies MJ, Aroda VR, Collins BS et al.,
Management of Hyperglycemia in Type 2
Diabetes, 2022. A Consensus Report by the
American Diabetes Association (ADA) and
the European Association for the Study of
Diabetes (EASD). Diabetes Care. 2022 Nov
1;45(11):2753-2786. doi: 10.2337/dci22-0034.
PMID: 36148880; PMCID: PMC10008140.
[6] Regassa LD, Tola A, Ayele Y, Prevalence of
Cardiovascular Disease and Associated Factors
Among Type 2 Diabetes Patients in Selected
Hospitals of Harari Region, Eastern Ethiopia.
Front Public Health. 2021 Feb 5;8:532719. doi:
10.3389/fpubh.2020.532719. PMID: 33614562;
PMCID: PMC7892600.
[7] Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái
tháo đường típ 2 (Ban hành kèm theo Quyết định
số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020).
https://daithaoduong.kcb.vn/huong-dan-chan
doan-va-dieu-tri-dai-thao-duong-tip-2
[8] Cosentino F, Grant PJ, Aboyans V et al., ESC
Scientific Document Group. 2019 ESC Guidelines
on diabetes, pre-diabetes, and cardiovascular130
diseases developed in collaboration with the
EASD. Eur Heart J. 2020 Jan 7;41(2):255-323.
doi: 10.1093/eurheartj/ehz486. Erratum in:
Eur Heart J. 2020 Dec 1;41(45):4317. PMID:
31497854.
[9] Nguyễn Văn Tuấn, Phan Thị Hà Linh, Rối loạn
lipid máu và nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái
tháo đường type 2; Tạp chí Y học Việt Nam,
513(1), 2022, https://doi.org/10.51298/vmj.
v513i1.2353
[10] Soetedjo NNM, McAllister SM, UgarteGil C et al.,
TANDEM Consortium. Disease
characteristics and treatment of patients
with diabetes mellitus attending government
health services in Indonesia, Peru, Romania
and South Africa. Trop Med Int Health. 2018
Oct;23(10):1118-1128. doi: 10.1111/tmi.13137.
Epub 2018 Sep 10. PMID: 30106222.
[11] Kalra S, Sharma SK, Diabetes in the Elderly.
Diabetes Ther. 2018 Apr;9(2):493-500. doi:
10.1007/s13300-018-0380-x. Epub 2018 Feb 19.
PMID: 29460258; PMCID: PMC6104259.
[12] Kubota Y, Shimizu W, Clinical Benefits of
Sodium-Glucose Cotransporter 2 Inhibitors and
the Mechanisms Underlying Their Cardiovascular
Effects. JACC Asia; 2022 Jun 7;2(3):287-
293. doi: 10.1016/j.jacasi.2022.03.009. PMID:
36338417; PMCID: PMC9627935.
[13] Ussher JR, Drucker DJ, Glucagon-like peptide
1 receptor agonists: cardiovascular benefits and
mechanisms of action. Nat Rev Cardiol. 2023
Jul;20(7):463-474. doi: 10.1038/s41569-023-
00849-3, Epub 2023 Mar 28. PMID: 36977782.