15. KHẢ NĂNG TIÊN LƯỢNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Ở NGƯỜI BỆNH NHIỄM COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Nguyễn Thị Bích Uyên1, Phù Chí Dũng2
1 Bệnh viện thành phố Thủ Đức
2 Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định sự thay đổi một số chỉ số sinh học ở người bệnh COVID-19 theo thời gian nằm viện và giá trị tiên lượng tử vong.


Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, theo dõi hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức, TPHCM từ 06/2021 đến 12/2021 trên 269 bệnh nhân COVID-19 nội trú. Ghi nhận các chỉ số phân tích tế bào máu, chức năng gan thận và đông máu của người bệnh trong các ngày 1,3,5 và ngày cuối.


Kết quả: Tiểu cầu giảm và bạch cầu tăng vào ngày theo dõi cuối cùng, có sự khác biệt giữa nhóm tử vong và sống còn. AST và ALT tăng từ 28 lên đến gần 60 U/L vào ngày cuối cho thấy có dấu hiệu suy gan và Creatinine ở nhóm tử vong tăng lên 1,77 mg/dl cho thấy dấu hiệu suy thận. Phân tích hồi quy logistic ghi nhận các yếu tố tiên lượng tử vong ở người bệnh COVID-19 bao gồm: tăng D-Dimer, tăng bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu lympho và giảm hemoglobin (p<0,05). Trong đó, D-Dimer > 1,126 ng/mL là giá trị cắt tối ưu với độ chính xác: 66%, độ nhạy: 90,57%, độ đặc hiệu: 60,19% và AUC=0,809; số lượng bạch cầu trung tính >6,715 x109/L có độ chính xác: 70,26%, độ nhạy: 52,83%, độ đặc hiệu: 82,87% và AUC=0,726). Bạch cầu lympho và hemoglobin đều có AUC thấp.


Kết luận: Các chỉ số sinh học có thay đổi theo ngày và tiên lượng tốt nguy cơ tử vong ở người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tang N, Li, et al., “Abnormal coagulation
parameters are associated with poor prognosis in
patients with novel coronavirus pneumonia”; J
Thromb Haemost, 18 (4), 2020, 844-847.
[2] Wang D, Hu, et al., “Clinical Characteristics
of 138 Hospitalized Patients With 2019 Novel
Coronavirus-Infected Pneumonia in Wuhan,
China”. JAMA, 323 (11), 2020, 1061-1069.
[3] Soni M, Gopalakrishnan, et al., “D-dimer level
is a useful predictor for mortality in patients with
COVID-19: Analysis of 483 cases”. Diabetes
Metab Syndr, 14 (6), 2020, 2245-2249.
[4] Tong X, Cheng, et al., “Characteristics of
peripheral white blood cells in COVID-19
patients revealed by a retrospective cohort
study”. BMC Infect Dis, 21 (1), 2021, 1236.
[5] Naoum AF, Ruiz, et al., “Diagnostic and prognostic
utility of WBC counts and cell population data in
patients with COVID-19”. Int J Lab Hematol, 43
Suppl 1 (Suppl 1), 2021, 124-128.
[6] García-Cervera C, Giner-Galvañ et al.,
“Estimation of Admission D-dimer Cut-off
Value to Predict Venous Thrombotic Events in
Hospitalized COVID-19 Patients: Analysis of
the SEMI-COVID-19 Registry”; J Gen Intern
Med, 36 (11), 2021, 3478-3486.
[7] Ganesan R, Mahajan, et al., “Mortality Prediction
of COVID-19 Patients at Intensive Care Unit
Admission”. Cureus, 13 (11), 2021, e19690.
[8] Suastika WNK, “The Optimal Cutoff Value of
D-dimer Levels to Predict in Hospital Mortality in
Severe Cases of Coronavirus Disease 2019”. Open
Access Maced J Med Sci, 9, 2021, 1561-1564.
[9] Kim Y, Khose, et al., “Predicting In-hospital
Mortality Using D-Dimer in COVID-19 Patients
With Acute Ischemic Stroke”; Front Neurol, 12,
2021, 702927.
[10] Lauer AS, Grantz, et al., “The Incubation Period
of Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) From
Publicly Reported Confirmed Cases: Estimation
and Application”. Ann Intern Med, 172 (9),
2020, 577-582.