14. TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ HÀNH VI NGUY CƠ Ở ĐỒNG BÀO CHĂM TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN NĂM 2022

Lê Thanh Chiến1, Nguyễn Ngọc Huy2, Trần Quốc Thắng3, Phạm Văn An1, Lê Thị Ngọc1
1 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Cao đẳng Hậu Cần 2, thành phố Hồ Chí Minh
3 Viện Sức khỏe Cộng đồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số hành vi nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp ở đồng bào Chăm tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận năm 2022.


Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả được tiến hành trên 940 đồng bào Chăm từ 18 tuổi trở lên sinh sống tại 3 xã, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận năm 2022.


Kết quả: Tỷ lệ đồng bào Chăm mắc tăng huyết áp là 38,8% (tăng huyết áp cũ 27,2%, tăng huyết áp mới phát hiện 11,6%). Trong đó, tỷ lệ đồng bào Chăm tăng huyết áp độ I là 69,3%, tăng huyết áp độ II là 26,4%, tăng huyết áp độ III là 4,3%. Một số hành vi nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp đặc trưng ở đồng bào dân tộc Chăm gồm béo phì (BMI ≥ 25), lạm dụng rượu bia, ăn nhiều chất béo, ăn mặn (p < 0,05).


Kết luận: Cần đẩy mạnh công tác khám phát hiện tăng huyết áp và xây dựng các biện pháp can thiệp cộng đồng thay đổi hành vi nguy cơ ở đồng bào Chăm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Diễm Trinh, Danh
Thị Cẩm Xuyên, “Tỉ lệ tăng huyết áp và một
số yếu tố liên quan ở đồng bào Khmer xã Bàn
Thạch, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang”;
Tạp chí Y học Cộng đồng, Tập 59, Số 6, 2020,
tr.1-7.
[2] Trần Quốc Cường, Lê Văn Bào, Nguyễn Anh
Tuấn & cs, “Thực trạng tăng huyết áp và một số
yếu tố nguy cơ ở người từ 18 - 69 tuổi tại quận
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 -
2019”; Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 30, Số 6,
2020, tr.17-26.
[3] Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn
Văn Cường & cs, “Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến tăng huyết áp ở đồng bào dân tộc
Khmer từ 25 đến 64 tuổi tại tỉnh Trà Vinh năm
2015”; Tạp chí Y học dự phòng, Tập 26, Số 13,
2016, tr.173-180.
[4] Bộ Y tế, Hội nghị về công tác phòng, chống bệnh
không lây nhiễm, Hà Nội, 2017.
[5] Bộ Y tế, Dự phòng tiên phát bệnh tim mạch (Ban
hành kèm theo Quyết định số 5333/QĐ-BYT
ngày 23 tháng 12 năm 2020), Hà Nội, 2020.
[6] Rmah Duyn, Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp, đái
tháo đường và mối liên quan với các hành vi nguy
cơ ở người dân tộc Jrai tại xã H’bông, huyện Chư
Sê, tỉnh Gia Lai năm 2018, Khóa luận tốt nghiệp
bác sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.40-52.
[7] Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thị Kiều Anh,
Nguyễn Nhật Cảm, “Thực trạng tăng huyết áp ở
người trưởng thành 18 - 69 tuổi tại thành phố Hà112
Nội, năm 2016”. Tạp chí Y học Dự phòng, Tập
27, Số 6, 2017, tr.84-91.
[8] Phạm Thế Xuyên, Thực trạng tăng huyết áp ở
người dân từ 45 - 64 tuổi tại huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên và chi phí - hiệu quả của biện
pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng,
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội, 2019.
[9] Mills KT, Stefanescu A, He J, “The global
epidemiology of hypertension”. Nature Reviews
Nephrology, 16 (4), 2020, pp.223-237.
[10] Sagaro a GG, Caniob MD, Amenta F,
“Correlation between body mass index and blood
pressure in seafarers”. Clinical And Experimental
Hypertension, 43 (2), 2020, pp.189-195.