12. RỐI LOẠN LO ÂU Ở NGƯỜI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TÂM THẦN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2023

Phạm Thị Vân Phương1, H’Ling Knul1
1 Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn lo âu (RLLA) ở người chăm sóc bệnh nhân tâm thần (BNTT) đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 167 người chăm sóc BNTT.


Kết quả: Tỷ lệ RLLA ở người chăm sóc BNTT là 46,7%. Trong đó, RLLA mức độ nhẹ là 94,8%, RLLA mức độ vừa chiếm 3,9% và mức độ nặng là 1,3%. Gánh nặng gặp phải của người chăm sóc chủ yếu là gánh nặng tài chính với 83, %, giảm hoặc ngưng tương tác với hàng xóm (62,3%), gia đình trở nên cô lập (52,1%), ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình (47,3%). Những vấn đề lo lắng của người chăm sóc gồm sợ người thân bị bệnh nặng hơn (98,8%), ảnh hưởng kinh tế (83,8%), không đủ điều kiện chữa bệnh (81,4%), ảnh hưởng đến con cái (80,8%). Phần lớn người chăm sóc nhận được sự giúp đỡ trong việc chăm sóc BNTT ở mức độ thỉnh thoảng (60,5%) và thường xuyên (28,7%). Số giờ chăm sóc trong ngày của người chăm sóc BNTT là 7 giờ và số ngày chăm sóc trong tuần của người chăm sóc là 5 ngày.


Kết luận: Gần một nửa người chăm sóc bệnh nhân tâm thần có RLLA. Gia đình và nhân viên y tế cần quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe tâm thần của người chăm sóc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] A. Laskowski, T. M. Lincoln, Network metaanalysis
on the comparative efficacy of family
interventions for psychotic disorders: a protocol;
BMJ open, 2021, 11(1):e039777.
[2] P. Ampalam, S. Gunturu, V. Padma, A
comparative study of caregiver burden in
psychiatric illness and chronic medical illness;
Indian journal of psychiatry, 2012, 54(3):239-43.
[3] Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Thang đánh
giá lo âu Zung. http://benhviendktinhquangninh.
vn/quy-trinh-lao-khoa/thang-danh-gia-lo-auzung.
4885.html. Truy cập ngày 20/2/2023.
[4] D. A. Dunstan, N. Scott, Norms for Zung’s Selfrating
Anxiety Scale; BMC psychiatry, 2020,20(1):90.
[5] X. Liang, Q. Guo, J. Luo et al., Anxiety and
depression symptoms among caregivers of carerecipients
with subjective cognitive decline and cognitive
impairment. BMC neurology, 2016,16(1):191.
[6] A. Jeyagurunathan, V. Sagayadevan, E. Abdin
et al., Psychological status and quality of life
among primary caregivers of individuals with
mental illness: a hospital based study; Health and
quality of life outcomes, 2017, 15(1):106.
[7] Z. W. Liu, Y. Yu, B. W. Tang et al., Reported
family burden of schizophrenia patients in rural
China; PloS one, 2017, 12(6):e0179425.
[8] M. A. Dijkxhoorn, A. Padmakar, J. F. G. Bunders
et al., Stigma, lost opportunities, and growth:
Understanding experiences of caregivers of
persons with mental illness in Tamil Nadu, India;
Transcultural psychiatry, 2023, 60(2):255-271.