8. KẾT QUẢ TƯ VẤN DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ CẮT DẠ DÀY RA VIỆN TẠI KHOA PHẪU THUẬT TIÊU HÓA - BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Trần Văn Nhường1, Phạm Hoàng Hà1, Đào Thanh Xuyên1, Nguyễn Văn Hiền1, Tống Thị Thu Trang1, Đỗ Thị Hạnh1, Trần Thị Thùy Linh1, Nguyễn Thị Hòa1, Đào Kim Ngân1, Dương Ngọc Hoa1, Nguyễn Đình Căn2
1 Bệnh viện Việt Đức
2 Công ty CP Tư vấn dinh dưỡng và phát triển thể chất Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả quả thực hiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh mổ cắt dạ dày ra viện tại khoa Phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 31 người bệnh sau mổ cắt dạ dày được Điều dưỡng hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trước khi ra viện từ tháng 03-2021 đến tháng 06 -2022.


Kết quả: Người bệnh ăn vào trung bình 24h, khảo sát mỗi tuần 1 lần trong 04 tuần từ khi ra viện được năng lượng 1300 -1430 Kcal, protit 45 - 50 gam/ ngày, lượng nước dịch vào 1350 - 1500 ml/ngày ngày, người bệnh ăn tuần thứ 4 từ 800 -1000 Kcal/ngày là 12,9%, từ 1100 -1300 Kcal/ngày 12,9%; từ 1400 -1500 Kcal/ngày có 48,4%; từ 1600 -1900 Kcal/ngày 25,8%. Người bệnh sau mổ 4 tuần: Suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 32,0%; BMI trung bình là 20,21± 2,37; Thiếu máu nhẹ chiếm 64,4%, bình thường 35,5%; Albumin huyết thanh bình thường 29%, suy dinh dưỡng mức độ nhẹ 61,3%, mức độ vừa 9,7%; Protein máu 100% bình thường. Biến chứng ăn 02 người bệnh chướng nhẹ, 02 người bệnh ăn vào nôn, buồn nôn, 01 người bệnh bị táo bón 3 ngày mới đi đại tiện.


Kết luận: Kết quả tư vấn chế độ ăn cho người bệnh sau mổ cắt dạ dày giúp người bệnh duy trì, cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đại học Y Hà Nội, Giáo dục và nâng cao sức
khỏe, Nhà xuất bản Y học, 2013.
[2] Bộ Y tế, Thông tư 08/2011 của Bộ Y tế Hướng
dẫn công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện,2011.
[3] Lưu Ngân Tâm, Những vấn đề cơ bản trong dinh
dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, 2016.
[4] Trường đại học Y Hà Nội, Ung thư dạ dày, Bệnh
học ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,2006
[5] Keiichi F, Taiichi K, Impact of Malnutrition
After Gastrectomy for Gastric Cancer on LongTerm
Survival, Ann Surg Oncol, 2018.
[6] Elmer EU, Nutritional Status After Total
Gastrectomy for Gastric Cancer, Articles
from World Journal of Oncology, 2010.
[7] Abdulaziz AN, Nasser A, Marwah SMH,
Nutritional Demand after Gastric Surgery,
Clinics in Surgery Saudi Arabia, 2019.
[8] Amy ER, Post-Gastrectomy: Managing the
Nutrition Fall-Out, Practice gastroenterology,
2004.
[9] Yanfeng H, Hyoung-Il K, Woo JH, Vitamin
B(12) deficiency after gastrectomy for gastric
cancer: an analysis of clinical patterns and risk
factors, Ann Surg, 2013.
[10] Yasushi R, Toru A, Norio Y et al., Per oral vitamin
B12 replacement therapy after gastrectomy and
its optimal dose (retrospective study) and our
protocol of a prospective clinical trial, Journal of
clinical oncology, 2020.
[11] He H, Ma Y, Zheng Z et al., Early versus delayed
oral feeding after gastrectomy for gastric cancer:
A systematic review and meta-analysis; Int J
Nurs Stud, 2022;126:104120
[12] Leukemia & Lymphoma Society, Gastrectomy
Nutrition Guidelines, The U.S. Department
of Agriculture (USDA)’s Food and Nutrition
Services, 2020.