40. ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KẾT QUẢ MỞ SỌ GIẢI ÁP Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng kết quả phẫu thuật mở sọ giải áp ở bệnh nhân chấn thương sọ não tại Bệnh viện Thống Nhất.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang tất cả các BN được chẩn đoán là có máu tụ dưới màng cứng cấp tính hay dập não xuất huyết hoặc cả hai có chỉ định phẫu thuật MSGA từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2020 tại BV Thống Nhất.
Kết quả: Chúng tôi thu thập được 172 hồ sơ thỏa mãn các điều kiện đã nêu và thu được các kết quả như sau: tại thời điểm xuất viện, hầu hết bệnh nhân có kết cuộc tốt (69,18%), 30,19% các trường hợp là kết cuộc xấu (GOS 1-2-3). Các yếu tố nguy cơ được khảo sát ảnh hưởng tới kết cuộc xấu bao gồm: lượng máu tụ hình thành mới sau mổ >22,68ml (p<0,001), tình trạng chèn ép bể nền (p<0,05), xuất huyết não thất (p<0,05), thang điểm Rotterdam trên CTscan lúc nhập viện (p<0,05).
Kết luận: Phẫu thuật MSGA được ứng dụng rộng rãi và giúp cứu sống nhiều bệnh nhân chấn thương sọ não có máu tụ nội sọ, tuy nhiên cũng mang theo nhiều ảnh hưởng nặng nề về sau. Việc đánh giá các yếu tố nguy cơ trên lâm sàng và cận lâm sàng giúp cho chọn lựa điều trị phù hợp và dự đoán kết cuộc khả quan cho bệnh nhân về sau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mở sọ giải áp (MSGA), chấn thương sọ não (CTSN), xuất huyết não thất (XHNT), máu tụ và dập phù não (MTDPN), điểm Rotterdam.
Tài liệu tham khảo
decompressive craniectomy for the treatment
of severe traumatic brain injury”, Journal of
Trauma and Acute Care Surgery, 65(2), 2008,
pp. 380-386.
[2] Jennett, Bryan and Bond, Michael, “Assessment
of outcome after severe brain damage: a practical
scale”, The Lancet. 305(7905), 1975, pp. 480-484.
[3] Khan, Farid et al., “Factors affecting functional
outcome after decompressive craniectomy
performed for traumatic brain injury: a
retrospective, cross-sectional study”, Asian
journal of neurosurgery. 13(03), 2018, pp.
730-736.
[4] Kurland, David B et al., “Complications
associated with decompressive craniectomy: a
systematic review”, Neurocritical care. 23, 2015,
pp. 292-304.
[5] Limpastan, Kriengsak et al., “Factors influencing
the outcome of decompressive craniectomy used
in the treatment of severe traumatic brain injury”,
J Med Assoc Thai, 96(6), 2013, pp. 678-82.
[6] Rutland-Brown, Wesley et al., “Incidence of
traumatic brain injury in the United States, 2003”,
The Journal of head trauma rehabilitation. 21(6),
2006, pp. 544-548.
[7] Steyerberg, Ewout W et al., “Predicting outcome
after traumatic brain injury: development and
international validation of prognostic scores
based on admission characteristics”, PLoS
medicine. 5(8), 2008, p. e165.
[8] Teasdale, Graham and Jennett, Bryan,
“Assessment of coma and impaired
consciousness: a practical scale”, The Lancet.
304(7872), 1974, pp. 81-84.
[9] Ucar, Tanju et al., “Role of decompressive
surgery in the management of severe head
injuries: prognostic factors and patient
selection”, Journal of neurotrauma; 22(11),
2005, pp. 1311-1318.