39. SO SÁNH TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KHÚC XẠ SMILE VỚI NẮP 100μM VÀ 160μM

Đinh Thị Phương Thuỷ1, Phạm Trọng Văn2, Nguyễn Kiếm Hiệp3
1 Bệnh viện Đông Đô
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tính an toàn, hiệu quả và kết quả lâm sàng trên bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật rút mảnh mô qua đường mổ nhỏ (ReLEx SMILE) với chiều dày nắp 100μ so với 160μ.


Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiên có đối chứng tiến cứu gồm 100 mắt trên 50 bệnh nhân điều trị cận thị từ -1D đến -6D độ cầu tương đương bằng ReLEx SMILE. Trong đó, 25 bệnh nhân được điều trị với chiều dày nắp chuẩn100μ, trong khi 25 bệnh nhân còn lại được điều trị với chiều dày 160μ ở cả 2 mắt. Khúc xạ cầu tương đương, thị lực không kính, thị lực có kính, thị lực tương phản, quang sai và khô mắt được đánh giá cùng với bộ câu hỏi chủ quan vào tuần thứ 2 và 3 tháng sau phẫu thuật. Thời gian theo dõi trung bình là 90 ± 15 ngày.


Kết quả: Tại thời điểm 2 tuần và 3 tháng sau phẫu thuật, so với thời điểm trước phẫu thuật, giá trị trung bình của thị lực nhìn xa không chỉnh kính và có chỉnh kính theo logMAR, cầu tương đương, độ cảm thụ tương phản, quang sai bậc cao không có khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, Schirmer’s II và TBUT ở thời điểm 3 tháng giảm đáng kể so với trước phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng 100μ nhưng không gặp ở nhóm 160μ. Bệnh nhân không phàn nàn nhiều ở cả 2 nhóm khi được hỏi theo bộ câu hỏi chủ quan.


Kết luận: ReLEx SMILE với chiều dày nắp 160μ có độ an toàn và hiệu quả tương đương với chiều dày nắp 100μ mà không có biến chứng khác thường nào được quan sát thấy khi sử sụng nắp dày hơn. Tình trạng khô mắt sau mổ ít hơn đáng kể ở nhóm 160 μ, điều này mang đến lợi thế khi điều trị ở bệnh nhân có khô mắt từ trước hoặc ở những người đeo kính tiếp xúc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ang M, Tan D, Mehta JS, Small incision
lenticule extraction (SMILE) versus laser insitu
keratomileusis (LASIK): study protocol
for a randomized, non-inferiority trial. Trials
13:75, 2012304
[2] Ganesh S, Gupta R, Comparison of visual and
refractive outcomes following femtosecond laser
assisted LASIK with SMILE in patients with
myopia or myopic astigmatism. J Refract Surg
30, 2014, 590–596.
[3] Smith J, Nichols KK, Baldwin EK, Current
patterns in the use of diagnostic tests in dry eye
evaluation. Cornea 27(6), 2008, 656–662.
[4] Marfurt CF, Cox J, Deek S et al., Anatomy of the
human corneal innervation. Exp Eye Res 90(4),
2010, 478–492 8.
[5] Li M, Zhao J, Comparison of dry eye and corneal
sensitivity between small incision lenticule
extraction and femtosecond LASIK for myopia.
PLoS ONE 8(10):e77797, 2013.
[6] Knox Cartwright NE, Tyrer JR, Jaycock P et
al., The effects of variation in depth and side cut
angu- lation in sub-Bowman’s keratomileusis
and LASIK using a femtosecond laser: a
biomechanical study. J Refract Surg 28(6), 2012,
419–425.
[7] Lee BS, Gupta PK, David EA et al., Out- comes
of photorefractive keratectomy enhancement
after LASIK. J Refract Surg 30, 2014,549–556.
[8] Gu ̈ell JL, et al., SMILE procedures with four
different cap thickness for the cor- rection of
myopia and myopic astigmatism. J Refract Surg.
31(9), 2015, 580–585