38. THỰC TRẠNG NGHE KÉM CỦA TRẺ 2-5 TUỔI CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN LÝ NHÂN TỈNH HÀ NAM NĂM 2019

Phạm Thị Chúc1, Nguyễn Tuyết Xương1, Phạm Trần Anh2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm mô tả thực trạng nghe kém và mô tả phân bố một số yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi của một số trường mầm non tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam năm 2019.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 1818 trẻ từ 2-5 tuổi tại 4 trường mầm non tại huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Điều tra viên đo OAE theo quy trình chuẩn tại trường mầm non. Những trẻ có kết quả đo âm ốc tai OAE âm tính lần 1 sẽ đo âm ốc tai kích thích lần 2 (OAE lần 2) và khám thính lực tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phỏng vấn trực tiếp mẹ của trẻ tham gia nghiên cứu để thu thập thông tin về các yếu tố liên quan.


Kết quả: Tỷ lệ trẻ nghe kém trong độ tuổi 2-5 tuổi là 0,0566 trong đó nguyên nhân dẫn truyền chiếm 71,84%, nguyên nhân tiếp nhận chiếm 11,65% và nguyên nhân hỗn hợp chiếm 16,51%. Mức độ nghe kém nhẹ - trung bình - nặng sâu lần lượt với tỷ lệ là 67,96% - 17,48% - 14,56%. Trong số các trẻ nghe kém có 62,14% trẻ bị viêm tai giữa, 11,65% trẻ từng phẫu thuật tai, 6,8% trẻ từng phải nằm viện đơn vị Hồi sức cấp cứu trên 5 ngày, 3,88% trẻ đã từng bị vàng da nhân, 3,88% trẻ có tiền sử gia đình nghe kém, 1,94% trẻ từng bị viêm màng não, 1,94% trẻ đẻ non, 0,97% trẻ bị điếc đột ngột.


Kết luận: Tỷ lệ nghe kém trong độ tuổi 2-5 tuổi tại 4 trường mầm non ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam là 0,0566. Có một số yếu tố có liên quan đến tình trạng nghe kém ở trẻ tại 4 trường mầm non như vàng da nhân, viêm tai giữa mạn tính, sau phẫu thuật tai, mẹ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai. Trẻ mắc các yếu tố này nên được đo test OAE để phát hiện sớm tình trạng nghe kém.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Swanepoel D, Störbeck C, Friedland P, Early
hearing detection and intervention in South
Africa. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2009;
73:783-786.
[2] Woodcock K, Pole JD, Educational attainment,
labour force status and injury: a comparison of
Canadians with and without deafness and hearing
loss. Int J Rehabil Res. 2008 Dec; 31(4):297-304.
[3] Rydberg E, Gellerstedt LC, Danermark B, The
position of the deaf in the Swedish labor market.
Am Ann Deaf. 2010 Spring; 155(1):68-77.
[4] Mathers C, A. Smith, M Concha, Global burden
of hearing loss in the year 2000, WHO, Geneva,
2000.
[5] H a. Santos, The treatment and Epidemiology of
Colon Cancer. International Journal of Pharmacy
Research & Technology 9.1. 2019; 48-49.
[6] Arulmary M, Victor SP, Block based probability
intensity feature extraction for automatic
glaucoma detection. International Journal of
Pharmaceutical Research. 2018; 10(2):87-93.
[7] Bielecki I, Horbulewicz A, Wolan T, Risk
factors associated with hearing loss in infants: an
analysis of 5282 referred neonates, International
Journal of Pediatric Otorhinolaryngology; 2011;
925-30.
[8] World Health Organization, Millions of people
in the world have hearing loss that can be treated
or prevented. Gerneve; WHO Press, 2013.
[9] Sallavaci, Prevalence and factors asscociated
with hearing impairment in preschool children in
Albania. Arch Med, 2016; 8(4):1.