29. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM BẰNG MÁNG NHAI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021 – 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hiện nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán và điều trị rối loạn thái dương hàm từ đều trị bảo tồn đến điều trị can thiệp như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, bài tập vận động hàm, tiêm botox, phẫu thuật… Trong đó máng nhai là phương pháp điều trị ít xâm lấn và mang lại kết quả tốt đã được minh chứng ở nhiều nơi.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị rối loạn thái dương hàm bằng máng nhai tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021 - 2022.
Phương pháp nghiên cứu: Cỡ mẫu 35 bệnh nhân Nghiên cứu can thiệp lâm sàng đánh giá hiệu quả trước và sau điều trị, không nhóm chứng. Đánh giá kết quả điều trị sau 1 và 6 tháng: biên độ các vận động hàm tối đa, tình trạng đau, tiếng kêu khớp, sự khó chịu khi vận động hàm Chụp lại phim CBCT khớp TDH sau 6 tháng điều trị, chụp phim lúc bệnh nhân không đeo máng nhai, hàm dưới ở tư thế nghỉ sinh lý để ghi nhận vị trí lồi cầu xương hàm dưới trong tương quan với xương thái dương.
Kết quả: VAS đau khớp ở thời điểm T0, T1, T2 giảm lần lượt là 8,09 ± 1,15; 3,23 ± 0,97; 0,97 ± 0,80. Tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng sau 6 tháng điều trị: Đối với biểu hiện đau: 34,3% đáp ứng tốt, 65,7% đáp ứng khá. Đối với tiếng kêu khớp: 3,4% đáp ứng tốt, 96,6% đáp ứng khá. Đối với biên độ há tối đa: 100% đáp ứng tốt.
Kết luận: Máng nhai ổn định giúp giảm mức độ đau, giảm mức độ tiếng kêu, tăng biên độ há tối đa, biên độ vận động hàm sang bên và ra trước.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khớp thái dương hàm, máng nhai.
Tài liệu tham khảo
năng bộ máy nhai và đề xuất giải pháp can thiệp,
Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội, 2006.
[2] Lương Thảo Nguyên, Trần Thị Nguyên Ny và
cs, “Tình hình điều trị rối loạn thái dương hàm tại
khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến 2010”, Tạp
chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17, 2013, tr.
66 - 71.
[3] Nguyễn Phúc Diên Thảo, HoàngTử Hùng, “Rối
loạn thái dương hàm”, Tạp chí Y học Hồ Chí
Minh, 8(4), 2006, tr. 23-30.
[4] Nguyễn Mạnh Thành, Đánh giá kết quả điều trị
rối loạn thái dương hàm bằng máng nhai ổn định,
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại
học Y Hà Nội, 2013.
[5] Dawson P, Functional Occlusion: From TMJ to
Smile design, Mosby Elsevier, 2007, pp. 450- 489.
[6] El-Moraissi A, “Effectiveness of occlusal splint
therapy in the management of temporomandibular
disorders: network meta-analysis of randomized
controlled trials”, Int J Oral Maxillofac Surg,
49(8), 2020, pp. 1042 - 1056.
[7] Emma Beecroft et al., “Temporomandibular
Disorder for the General Dental Practitioner”,
Prim Dent J, 7(4), 2019, pp. 62 - 70.
[8] Jovana KP, “Occlusal stabilization splint for
patients with temporomandibular disorders:
Meta-analysis of short and long term effects”,
PLoS One, 12(2), 2017, pp. 69 - 71.
[9] Neill Mc C, “Temporomandibular Disorders:
Guidelines for Classification, Assessment, and
Management” Quintessence Publishing, 2, 1997,p. 121.
[10] Si-Hui Zhang et al., “Efficacy of occlusal splints
in the treatment of temporomandibular disorders:
a systematic review of randomized controlled
trials”, Acta Odontol Scand, 78(8), 2020, pp.580-589.
[11] Sousa et al., “Different Treatments in Patients
with Temporomandibular Joint Disorders: A
Comparative Randomized Study”, Medicina
(Kaunas), 56(3), 2020, p. 113.
[12] U Tatli et al., “Comparison of the effectiveness
of three different treatment methods for
temporomandibular joint disc displacement
without reduction”, Int J Oral Maxillofac Surg,
46(5), 2017, pp. 603 - 609.
[13] Wanman A et al., “Treatment outcome of
supervised exercise, home exercise and bite
splint therapy, respectively, in patients with
symptomatic disc displacement with reduction:
A randomised clinical trial”, J Oral Rehabil,
47(2), 2020, pp. 143 - 149.