28. CAN THIỆP DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ TẠI KHOA PHẪU THUẬT TIÊU HÓA, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Trần Văn Nhường1, Phạm Hoàng Hà1, Đào Thanh Xuyên1, Tống Thị Thu Trang1, Nguyễn Văn Hiền1, Nguyễn Đình Căn2
1 Bệnh viện Việt Đức
2 Công ty CP Tư vấn dinh dưỡng và phát triển thể chất Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Can thiệp dinh dưỡng người bệnh trước phẫu thuật có vai trò quan trọng trong phục hồi sau mổ và giảm biến chứng sau mổ. Mục tiêu: Đánh giá kết quả nuôi dưỡng người bệnh trước phẫu thuật.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 50 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật bụng, được nuôi dưỡng trước mổ tại Khoa Phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 03/2020 đến 06/2021.


Kết quả: Tỷ lệ nuôi dưỡng tĩnh mạch kết hợp đường ruột 74%, tỷ lệ nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn 26 %; thời gian nuôi dưỡng trung bình 9,1 ngày; lượng Kcalo nuôi dưỡng trung bình là 1511 Kcalo/ngày. Nhóm nuôi dưỡng phối hợp đường tiêu hóa và đường tĩnh mạch có cân nặng trung bình (43,2 kg), albumin máu (36,5 gr/l), protein máu (66,4 gr/l), prealbumin máu (20,7 gr/l) đều tăng lên sau khi nuôi dưỡng: cân nặng trung bình 44,7 kg, albumin máu 40,4 gr/l, protein máu 71,4 gr/l, prealbunmin máu 23,9 gr/l. Nhóm nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn có chỉ số prealbumin tăng từ 17,0 gr/l trước nuôi lên 19,9 gr/l sau khi nuôi, còn các chỉ số protein, albumin, cân nặng không có sự thay đổi trước và sau nuôi dưỡng. Tỷ lệ biến chứng sau mổ 22%, thời gian nằm viện trung bình sau mổ 12,1 ngày.


Kết luận: Can thiệp dinh dưỡng người bệnh trước phẫu thuật là kỹ thuật khả thi, an toàn và có hiệu quả trong việc nâng cao thể trạng bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] UNICEF VDD, Tình hình dinh dưỡng Việt Nam
năm 2009-2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
2011
[2] Lưu Ngân Tâm, Tình trạng dinh dưỡng trước
mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật
gan mật tụy tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Y học Thực
hành, 2011.
[3] Messner RL, Stephens N, Wheeler WE et al.,
Effect of admission nutritional status on length
of hospital stay; Gastroenterol Nurs, 13(4), 1991,
202-205.
[4] Norman K, Pichard C, Lochs H et al., Prognostic
impact of disease-related malnutrition, Clin
Nutr, 27(1), 2008, 5-15.
[5] Boldt J, Use of albumin: an update; Br J Anaesth,
104(3), 2010, 276-284.
[6] Kabata P, Jastrzebski T, Kakol M et al.,
Preoperative nutritional support in cancer
patients with no clinical signs of malnutritionprospective
randomized controlled trial; Support
Care Cancer, 23(2), 2015,365-370.
[7] Gibbs J, Cull W, Henderson W et al., Preoperative
serum albumin level as a predictor of operative
mortality and morbidity: results from the
National VA Surgical Risk Study. Arch Surg,
134(1), 1999, 36-42.
[8] Salinas H, Dursun A, Konstantinidis I et al., Does
preoperative total parenteral nutrition in patients
with ulcerative colitis produce better outcomes;
Int J Colorectal Dis, 27(11), 2012,1479-1483.
[9] Von Meyenfeldt MF, Meijerink WJ et al.,
Perioperative nutritional support: a randomised
clinical trial. Clin Nutr, 11(4), 1992, 180-186.
[10] Tsujinaka T, Hirao M, Fujitani K et al., Effect
of preoperative immunonutrition on body
composition in patients undergoing abdominal
cancer surgery; Surg Today, 37(2), 2007,118-121.
[11] Miller KR, MD, Paul E, Taylor et al., An
Evidence-Based Approach to Perioperative
Nutrition Support in the Elective Surgery Patient;
Surgical nutrition Summit Report, JPEN 2013
[12] McWhirter JP, Pennington CR, Incidence and
recognition of malnutrition in hospital; BMJ
1994, 308(6934):945-948