27. SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TẠI XÃ ĐA TỐN: KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH TỪ GÓC NHÌN CỦA PHỤ HUYNH

Trần Ngọc Trân1, Hoàng Ngọc Ánh1, Phan Hồng Anh1, Nguyễn Châu Thành1, Nguyễn Thị Hoa Huyền1
1 Trường Đại học VinUniversity

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh và các yếu tố liên quan đến lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng phụ huynh xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính và phỏng vấn sâu. 10 phụ huynh ngẫu nhiên tại xã Đa Tốn phù hợp với tiêu chí chọn mẫu và được mời tham gia phỏng vấn sâu.


Kết quả: Hơn một nửa số phụ huynh đã quan ngại về lạm dụng kháng sinh gây tiêu chảy. Bệnh lý đường hô hấp là một trong những lý do phổ biến để sử dụng kháng sinh cho trẻ. Các yếu tố nguy cơ gây sử dụng kháng sinh không hợp lý: tiếp cận dễ dàng với kháng sinh với giá thành rẻ, thiếu kiến thức về kháng sinh và các hệ lụy, thiếu kiến thức trong tìm kiếm chăm sóc y tế và các biện pháp thay thế, và ưu tiên nghe tư vấn từ dược sĩ. Y học dân gian và truyền miệng cũng đã được áp dụng trong xã để chăm sóc sức khỏe.


Kết luận: Kết quả phỏng vấn và thảo luận với người dân tại xã Đa Tốn cho thấy việc lạm dụng kháng sinh gây tiêu chảy ở trẻ em là vấn đề phổ biến và có tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Việc phát triển giáo dục và nâng cao nhận thức phù hợp với văn hóa và kinh tế xã hội của cộng đồng, sức khỏe của trẻ em có thể được cải thiện, góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững cho tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Ten threats to global health in 2019.
2019 [Available from: https://www.who.int/
news-room/feature-stories/ten-threats-to-globalhealth-in-2019.
[2] McKinn S, Trinh DH, Drabarek D et al., Drivers
of antibiotic use in Vietnam: implications for
designing community interventions. BMJ global
health. 2021;6(7):e005875.
[3] Aversa Z, Atkinson EJ, Schafer MJ et al.,
editors, Association of infant antibiotic exposure
with childhood health outcomes. Mayo Clinic
Proceedings; 2021: Elsevier.
[4] Aires J, First 1000 days of life: consequences
of antibiotics on gut microbiota. Frontiers in
Microbiology, 2021;12:681427.
[5] Kim JK, Kim KH, Shin YC et al., Utilization
of traditional medicine in primary health
care in low- and middle-income countries: a
systematic review. Health Policy Plan, 2020;
35(8):1070-83.
[6] Torres N, Chibi B, Middleton L et al., Evidence
of factors influencing self-medication with
antibiotics in low and middle-income countries:
a systematic scoping review, Public health,
2019;168:92-101.
[7] Charani E, Mendelson M, Ashiru-Oredope D
et al., Navigating sociocultural disparities in
relation to infection and antibiotic resistance—
the need for an intersectional approach.
JACantimicrobial resistance, 2021;3(4):dlab123.
[8] Yantzi R, van de Walle G, Lin J, ‘The disease
isn’t listening to the drug’: The socio-cultural
context of antibiotic use for viral respiratory
infections in rural Uganda. Global Public Health,
2019;14(5):750-63.
[9] Grigoryan L, Germanos G, Zoorob R et al., Use
of antibiotics without a prescription in the US
population: a scoping review; Annals of internal
medicine. 2019; 171(4):257-63.