24. PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG VỀ MÔI TRƯỜNG HỌC LÝ THUYẾT VÀ LÂM SÀNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NĂM 2022

Trần Thái Phúc1, Phạm Thị Nga1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Môi trường giáo dục đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến đặc tính của sinh viên (SV) như thái độ, tiến trình học tập và sức khoẻ học đường do đó có thể tác động đến kết quả học tập, sự hài lòng và thành công của SV.


 


Mục tiêu: Khảo sát sự phản hồi của SV khối Điều dưỡng về môi trường học lý thuyết và lâm sàng của Trường đại học Y Dược Thái Bình.


Phương pháp NC: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 115 SV Điều dưỡng năm thứ 4 của Trường đại học Y Dược Thái Bình, dựa trên bộ câu hỏi của VCLEI và DREEM.


Kết quả NC: Phản hồi của SV về học lý thuyết với 45,2% phản hồi rất tốt, 53,9% phản hồi tốt; 0,9% phản hồi còn nhiều vấn đề. Phản hồi chung về môi trường học lâm sàng có 35,7% phản hồi rất tốt, 64,3% phản hồi tốt. Điểm trung bình phản hồi của SV về môi trường học lý thuyết và lâm sàng từ 2-3,5 điểm (mức hoạt động cần cải tiến). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, quan điểm học lâm sàng lấy SV làm trung tâm, quan điểm của SV về giảng viên trong học lý thuyết, mong muốn được học trên đại học với kết quả học tập của SV.


Kết luận: SV ngành Điều dưỡng phản hồi tốt về môi trường học lý thuyết và lâm sàng của Trường đại học Y Dược Thái Bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Genn JM, AMEE Medical Education Guide
No.23 (Part 1): Curriculum, environment,
climate, quality and change in medical
education-a unifying perspective. Medical
Teacher. 23(4), 2001, 337-337
[2] Pimparyon P, Roff S, McAlee S, Educationsl
environment, student approaches to learning and
academic achievemnet in a Thai nursing school.
Medical Teacher, 22(4), 2000.
[3] World Health Organization, Global strategic
directions for nursing and midwifery 2021-2025.
CC BY-NC-SA 3.0 IGO, 2021.
[4] Bộ Y tế, Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng
Việt Nam, Ban hành kèm theo Quyết định: 1352/
QD- BYT ngày 24/4 năm 2012, 2012.Hoàng Lan
Vân, Sandie Mccarthy, Joanne Ramsbotham,
Dịch và chuẩn hóa bộ công cụ đánh giá giáo dục
DREEM: Nghiên cứu bước đầu về giáo dục Điều
dưỡng tại Việt Nam, Tạp chí Điều dưỡng, 2020,
pp 84-89.
[5] Shrestha E, Mehta SR, Mandal G, Perception
of the learning environment among the students
in a nursing college in Eastern Nepal. BCM
Medical Education (2019) 19: 382 https://doi.
org/10/.1186/s12909-019-1835-0.
[6] Bakhshiabad H, Bakhshi M, Hassanshahi G,
Students’perceptions of the academic learning
environments in seven medical sciences courses
based on DREEM. Advances in Medical
Education and Practice 2015: 6 195-203. http://
dx.doi.org/10.2147/AMEP.S60570.
[7] Hồ Thị Lan Vi, Dương Thị Bích Ngọc, Phạm Thị
Thảo, Khảo sát sự hài lòng về môi trường học tập
lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại
học Duy Tân, Tạp chí Khoa học & Công nghệ
Đại học Duy Tân 04(41), 2020, 128-136.
[8] Trần Thị Huyền, Những thách thức mà sinh viên
Điều dưỡng gặp phải tại môi trường học tập lâm
sàng tại Đại học quốc tế Hồng Bàng năm 2019.
Tạp chí khoa học Điều dưỡng – tập 03- số 01,
2019, pp 12-18.
[9] Võ Thị Ngọc Hà, Lê Thị Trang, Đặng Thị Châu
& CS, Mối liên quan giữa hoạt động giảng dạy
và sựu hài lòng của sinh viên Điều dưỡng với
giảng viên hướng dẫn lâm sàng, Khoa học điều
dưỡng, tập 04 - số 02, 2021.