22. THỰC TRẠNG NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU SAU SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong những ngày đầu sau sinh và tìm một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 310 bà mẹ sinh tại Khoa Phụ Sản- Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế thời gian từ 7/2022 đến tháng 6/2023.
Kết quả: Có 83,2% bà mẹ trong độ tuổi từ 18-35 tuổi, sinh thường chiếm 50%, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là 35,8%, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những ngày đầu sau sinh là 28,1%, nguyên nhân chủ yếu bà mẹ không cho trẻ bú hoàn toàn trong những ngày đầu sau sinh là sữa mẹ không đủ chiếm 82,1%, có 3,9% bà mẹ vắt bỏ sữa non, 70% bà mẹ có dự định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Các yếu tố liên quan đến thực hành cho trẻ bú sớm là hình thức sinh (OR= 52,1), sự hỗ trợ của nhân viên y tế trong việc cho trẻ bú sớm sau sinh (OR =4,6), số lần sinh (OR=1,7) với p<0,05.
Kết luận: Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những ngày đầu sau sinh còn thấp; hình thức sinh, sự hỗ trợ sau sinh của nhân viên y tế và số lần sinh của bà mẹ có mối liên quan đến thực hành cho trẻ bú sớm của các bà mẹ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nuôi con bằng sữa mẹ, bú sớm sau sinh, bú mẹ hoàn toàn.
Tài liệu tham khảo
Minh Trang và cộng sự, “Thực trạng nuôi con
bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 24 tháng
của huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình năm 2018”,
Tạp chí Y học dự phòng, 2020, 30 (7), 126 – 132.
[2] Lê Thị Phê, Nguyễn Trọng Hưng, Lê Thị Thu
Hà, “Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của sản
phụ sau sinh trong thời gian nằm viện tại khoa
Sản Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc tỉnh Bình
Dương năm 2022 và một số yếu tố liên quan”,
Tạp chí Y học Cộng đồng, 2022, 64(3), 2023,
110 -117.
[3] Mai Anh Đào, Đinh Thị Phương Hoa, Trần Thị
Nhi, “Một số yếu tố liên quan đến thực hành cho
con bú sớm sau sinh của bà mẹ có con dưới 6
tháng tuổi tại 4 xã thuộc thành phố Nam Định
năm 2018”, Khoa học Điều Dưỡng, 2019, 02(03),
112 – 118.
[4] Nguyễn Thanh Trường, Nguyễn Trọng Hưng,
Nguyễn Thanh Hà, “Thực hành và một số yếu
tố ảnh hưởng đến nuôi con bằng sữa mẹ của các
bà mẹ có con từ 6 – 12 tháng tuổi tại quận Ninh
Kiều, TP. Cần Thơ năm 2019”, Tạp chí Y tế
Công cộng, 2019, 49, 46 – 54.177
[5] Nguyễn Thị Lệ Hằng, Nguyễn Huy Ngọc,
Dương Kim Tuấn, “Thực hành cho con bú sớm
và một số yếu tố liên quan của sản phụ sau sinh
tại Trung tâm Sản Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh
Phú Thọ năm 2020”, Y học Cộng Đồng, 59 (6),
2020, 204 -208.
[6] Trần Minh Tiến, Nguyễn Thị Xuân Hương,
Đoàn Thị Huệ, “Thực trạng nuôi con bằng sữa
mẹ hoàn toàn của bà mẹ có con dưới 2 tuổi đến
khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên”, Tạp chí Khoa học và công nghệ đại
học Thái Nguyên, 2022, 227(14), 16 – 21.
[7] Trần Thị Nhi, Mai Thị Nguyệt, Vũ Thị Nhung,
“Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ
sau sinh tại khoa Sản ở Bệnh viện Đa khoa Trung
tâm tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Y học Việt Nam,
2021, 504, 162 – 166.
[8] UNICEF, “Điều tra SDGCW Việt Nam 2020 –
2021 liên quan đến Chế độ ăn của trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ”, mics.unicef.org/surveys, 2021.
[9] h t t p s : / / w w w . w h o . i n t / h e a l t h - t o p i c s /
breastfeeding#tab=tab_2.
[10] https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/31-
07-2018-3-in-5-babies-not-breastfed-in-thefirst-hour-of-life.