20. KHẢO SÁT KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH TRÀ VINH NĂM 2022

Lê Minh Hưng1, Đỗ Văn Mãi2, Võ Văn Bảy3
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh
2 Trường Đại học Tây Đô
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức và các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt (TMTS) ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Trà Vinh (CDC Trà Vinh) năm 2022.


Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang ở 384 phụ nữ mang thai đến khám bệnh và tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thai kỳ tại CDC Trà Vinh từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2022. Nghiên cứu đánh giá kiến thức chung đúng về phòng chống TMTS bằng cách quy đổi điểm từ các câu mà đối tượng nghiên cứu trả lời đúng. Nếu trả lời đúng trên 70% số câu của từng phần thì được xem là người đó có kiến thức đúng.


Kết quả: Trong số 384 phụ nữ mang thai được khảo sát, kiến thức chung đúng của thai phụ về phòng chống TMTS còn hạn chế (chiếm 58,3%). Trong đó, có 71,4% thai phụ có nghe thông tin về phòng chống thiếu máu, thiếu sắt từ cán bộ y tế (82,1%); Internet, đài phát (59,1%); bạn bè, cộng tác viên (30,7%) Nguồn thông tin mà thai phụ mong muốn được nhận thêm nhất là từ cán bộ y tế (96,1%) và internet (90,4%).


Kết luận: Kiến thức phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai đến khám bệnh tại CDC Trà Vinh còn hạn chế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Iron deficiency Anaemia: Assessment,
Prevention and Control: A guide for programme
managers, 2001, pp. 15 – 38.
[2] WHO, The World Health Report: Reducing
Risks, Promoting Healthy Life, 2002, pp. 1-248.
[3] Viện Dinh dưỡng, Chăm sóc dinh dưỡng cho bà
mẹ và trẻ em, Thiếu máu dinh dưỡng ở bà mẹ và
trẻ em, 2013.
[4] Lê Thị Hợp, Dinh dưỡng ở Việt Nam, Mấy vấn đề
thời sự, Nhà xuất bản Y học, 2012, tr.183 – 184.
[5] Nguyễn Thị Kim Lệ và cộng sự, “Thực trạng
thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai người dân
tộc M’Nông tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
năm 2019”, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức
khỏe và Phát triển, 2019, tr. 46-53.
[6] Đinh Thanh Huề, Phương pháp dịch tễ học, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, 2005.
[7] Phạm Lê Ngọc Anh “Thực trạng thiếu máu
thiếu sắt và một số yếu tố liên quan của phụ nữ
mang thai tại 4 xã Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
năm 2010”, luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa
chuyên ngành sản phụ khoa, Trung tâm Đào
tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế Tp Hồ Chí Minh,
Tp Hồ Chí Minh, 2011.
[8] Nguyễn Thị Kim Sa, “Tìm hiểu kiến thức thái
độ- thực hành về việc sử dụng viên sắt ở
phụ nữ mang thai tại phòng khám Trung tâm
BVSKBMTE- KHHGĐ Long An”. Luận văn tốt
nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 chuyên ngành
Y tế Công cộng Trường Đại học Y khoa Huế,
Huế, 2006.
[9] Ngô Văn Dũng, “Nghiên cứu tình hình và kết
quả điều trị thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang
thai 3 tháng đầu tại khoa khám bệnh Bệnh viện
Phụ sản, thành phố Cần Thơ năm 2018”, Hội
nghị khoa học công nghệ năm 2020, Bệnh viện
đa khoa khu vực tỉnh An Giang, 2020.
[10] Dương Thị Hồng, “Thực trạng thiếu máu thiếu
sắt và kiến thức thực hành về dinh dưỡng của
phụ nữ có thai ở 4 xã huyện Lương Sơn tỉnh
Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ Y tế Công cộng,
Hà Nội, 2003.