18. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG NGÂM CHÂN “TIỂU ĐƯỜNG TÚC XỈ KHANG” KẾT HỢP THỦY CHÂM ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG THẦN KINH NGOẠI VI CHI DƯỚI TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Lê Thanh Hội1, Trần Thị Thu Vân2, Trần Văn Nhân2
1 Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng
2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Biến chứng của bệnh đái tháo đường rất đa dạng, trong đó biến chứng thần kinh ngoại vi chi dưới (BCTKNVCD) chiếm tỷ lệ rất cao và hiện nay y học hiện đại còn gặp khó khăn trong điều trị bệnh lý này. Việc kết hợp điều trị bằng Y học hiện đại và Y học cổ truyền với mong muốn nâng cao hiệu quả lâm sàng, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh là cần thiết, tuy nhiên cần có các nghiên cứu để chứng minh hiệu quả thực sự của phương pháp kết hợp.


Mục tiêu: Đánh giá tác dụng ngâm chân “Tiểu đường túc xỉ khang” kết hợp thủy châm Methylcobal điều trị BCTKNVCD trên người bệnh đái tháo đường type 2.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng so sánh trước sau điều trị và có đối chứng trên 60 người bệnh BCTKNVCD do ĐTĐ type 2 chia đều cho 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu dùng thuốc ngâm chân Tiểu đường túc xỉ khang kết hợp thủy châm, nhóm chứng dùng thủy châm Methylcobal. Chỉ tiêu đánh giá lâm sàng theo thang điểm VAS, UKST, SF-36 và một số chỉ số hóa sinh máu. Thời gian nghiên cứu 20 ngày tại Bệnh viện YHCT thành phố Đà Nẵng từ tháng 06/2022 - 12/2022.


Kết quả: Nhóm nghiên cứu cải thiện các triệu chứng cơ năng và thực thể tốt hơn so với nhóm đối chứng (p<0,05). Không có bệnh nhân nào xuất hiện tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng sau 20 ngày điều trị.


Kết luận: Ngâm chân “Tiểu đường túc xỉ khang” kết hợp thủy châm Methylcobal có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng cơ năng và thực thể trên người bệnh BCTKNVCD do đái tháo đường type 2 giúp giảm điểm UKST, tăng điểm SF-36 (p <0,01) và an toàn trong thời gian nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] European Journal of Preventive Cardiology,
Volume 26, Issue 2_suppl, 1 December 2019,
pp. 7–14.
[2] Li Changqi, Traditional Chinese and Western
Medicine Synthesis of complications of diabetes,
China People's Hygiene Publishing House, 2010,
p. 161-175.
[3] Oguejiofor OC, Odenigbo CU, Oguejiofor CB,
Evaluation of the effect of duration of diabetes
mellitus on peripheral neuropathy using the
United Kingdom screening test scoring system,
bio-thesiometry and aesthesiometry. s.l. : Niger
J Clin Pract, 2010, pp. 13.
[4] Van TTT, Lan NT, Evaluation of the supportive
effect in the treatment of foot pathology due to
type 2 diabetes of the remedy Phu Thong foreign
language, Journal of practical medicine (1060),
No. 10, 2017, p. 30-33.
[5] Jin Mingxia, External therapy for patients with
arterial occlusion due to atherosclerosis of the
lower extremities. Beijing Traditional Chinese
Medicine 24 (8): 220, 2005.
[6] Jiang Xuewen, Observation of clinical efficacy
and experience in traditional Chinese medicine
foot bath for the treatment of diabetic foot in the
early stage 【J】 , Journal of Fostering Nursing,
2013, 28(11): 1180-1181.
[7] Zhang Tufen, Ding Chenyi, Zhu Yanfen, Early
treatment of 47 diabetes cases with Tangzuxiao
foot bath. Chinese Journal of Experimental
Epidemiology 17(10), 2011, 225-227.
[8] Quan DT, Diabetes diagnosis and treatment,
Vietnam Education Publishing House, 2015, p.
67-70.