10. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT LÁCH ĐIỀU TRỊ VỠ LÁCH DO CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Nguyễn Hữu Văn1, Phạm Mạnh Cường2, Lại Bá Thành2, Hồ Chí Thanh2
1 Học Viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương vỡ lách là tổn thương hay gặp trong chấn thương bụng kín, thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương, bệnh diễn biến nặng và nguy cơ tử vong cao.


Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt lách điều trị vỡ lách do chấn thương.


Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu, 58 bệnh nhân chấn thương bụng kín vỡ lách được phẫu thuật cắt lách tại Bệnh viện Quân y 103 từ 1/2019 đến 6/2023.


Kết quả: Nghiên cứu 58 bệnh nhân vỡ lách do chấn thương được phẫu thuật cắt lách, chỉ định mổ cấp cứu khẩn cấp là 41,4%; tổn thương lách độ III là 3,4%; độ IV là 77,6% và độ V là 18,9%. Tổn thương kết hợp trong ổ bụng hay gặp nhất là tụy là 25,9%, vỡ thận trái là 3,4% và vỡ hỗng tràng là 1,7%. Biến chứng sau mổ gặp 20,68% trong đó rò tụy 13,8%, áp xe tồn dư 1,7% và huyết khối tĩnh mạch sâu 1,7%. Kết quả sau mổ tốt là 86,2%, trung bình là 8,6%, xấu 3 bệnh nhân diễn biến nặng và tử vong là 5,2%. Có liên quan giữa kết quả điều trị với chỉ định phẫu thuật và tổn thương phối hợp trong ổ bụng có ý nghĩa với p < 0,05.


Kết luận: Mổ cắt lách cấp cứu khẩn cấp là 41,4%, cấp cứu là 58,6%, kết quả sau mổ hồi phục tốt là 86,2%. Chấn thương bụng kín vỡ lách thường gặp tổn thương kết hợp trong ổ bụng là tụy, thận và hỗng tràng, cần chẩn đoán sớm và chỉ định mổ kịp thời để giảm nguy cơ biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Girard E, Abba J, Cristiano N et al., Management
of splenic and pancreatic trauma, J Visc Surg,
153(4), 45-60, 2016.
[2] Fransvea P, Costa G, Massa G, et al., Nonoperative
management of blunt splenic injury:
is it really so extensively feasible? a critical
appraisal of a single-center experience, Pan Afr
Med J, 32, 2019.
[3] Coccolini F, Montori G, Catena F, et al., Splenic
trauma: WSES classification and guidelines
for adult and pediatric patients, World J Emerg
Surg, 12, 40, 2017.
[4] Trần Ngọc Dũng, Nghiên cứu điều trị không mổ
vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức, Luận án tiến sĩ Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội, 2019.
[5] Kozar RA, Crandall M, Shanmuganathan K et
al., Organ injury scaling 2018 update: Spleen,
liver, and kidney, J Trauma Acute Care Surg.
85(6), 1119-1122, 2018.
[6] Trần Bình Giang, Nghiên cứu phẫu thuật bảo tồn
điều trị vỡ lách do chấn thương tại Bệnh viện
Việt Đức, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại
học Y Hà Nội, 2001.
[7] McIntyre L K, Schiff M, Jurkovich GJ, Failure
of nonoperative management of splenic injuries:
causes and consequences, Arch Surg, 140(6),
2005.
[8] Lee JT, Slade E, Uyeda J et al., American
Society of Emergency Radiology Multicenter
Blunt Splenic Trauma Study: CT and Clinical
Findings, 299(1), 122-130, 2021.
[9] Lê Tư Hoàng, Nghiên cứu ứng dụng nội soi ổ
bụng trong chẩn đoán và điều trị chấn thương
bụng kín, Luấn án Tiến sĩ y học, Trường Đại học
y Hà Nội, 2009.
[10] Mader MM, Lefering R, Westphal M et al.,
Traumatic brain injury with concomitant injury
to the spleen: characteristics and mortality of a
high-risk trauma cohort from the TraumaRegister
DGU®, Eur J Trauma Emerg Surg, 48(6), 4451-
4459, 2022.
[11] Arnold P, Belchos J, Meagher A et al.,
Postoperative Pancreatic Fistula Following
Traumatic Splenectomy: A Morbid and Costly
Complication, J Surg Res, 280,35-43, 2022.