6. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN NHIỄM MỠ CỦA HỢP PHƯƠNG SÀI HỒ SƠ CAN THANG VÀ NHỊ TRẦN THANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gan nhiễm mỡ (GNM) là tình trạng tích tụ chất béo bất thường trong tế bào gan do nhiều nguyên nhân khác nhau. Y học hiện đại hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu cải thiện chế độ ăn và tập luyện. Vì vậy, việc nghiên cứu thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ cũng là một hướng đi mới.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị gan nhiễm mỡ và theo dõi tác dụng không mong muốn của hợp phương Sài hồ sơ can thang và Nhị trần thang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng so sánh trước sau điều trị trên 35 bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu bằng hợp phương “Sài hồ sơ can thang và Nhị trần thang”. Đánh giá chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng qua siêu âm gan và một số chỉ số hóa sinh máu cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C, AST, ALT, GGT. Thời gian nghiên cứu 84 ngày, tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng từ tháng 06/2022 - 12/2022.
Kết quả: Sau can thiệp, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đều được cải thiện. Tỷ lệ cải thiện cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL-C lần lượt là 28,39%; 30,13%, 11,30%; 37, 08%. Tỷ lệ cải thiện AST là 11,28%, cải thiện ALT 21,53% và cải thiện GGT 21,11%. Cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ trên siêu âm là 45,74%. Số liệu có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết luận: Hợp phương Sài hồ sơ can thang và Nhị trần thang có hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu trên lâm sàng. Trên cận lâm sàng cải thiện chỉ số cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C, AST, ALT, GGT, mức độ nhiễm mỡ gan trên siêu âm và không biểu hiện tác dụng không mong muốn trong quá trình nghiên cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sài hồ sơ can thang, Nhị trần thang, Gan nhiễm mỡ không do rượu.
Tài liệu tham khảo
Nonalcoholic Fatty Liver Disease and
Nonalcoholic Steatohepatitis, World
gastroenterology organisation global guidelines,
2012.
[2] Chalasani Naga, Younossi Zobair, et al., The
diagnosis and management of nonalcoholic
fatty liver disease: practice guidance from the
American Association for the Study of Liver
Diseases, 67(1), pp. 328-357, 2018.
[3] Traditional Chinese Medicine Association,
Guidelines for Diagnosis and treatment of
common Internal Diseases in Chinese Medicine,
China Traditional Chinese Medicine Publishing
House, 2008.
[4] Ministry of Health, Guidelines for Diagnosis
and treatment of internal pathology, Medicine
Publishing House, 2018.
[5] Leoni S, Tovoli F, Napoli L et al., Current
guidelines for the management of non-alcoholic
fatty liver disease: A systematic review with
comparative analysis. World J Gastroenterol
2018; 24(30): 3361-3373, 2018.
[6] Hien TTT, Study on the effects of Ganmo
tablets in the treatment of non-alcoholic fatty
liver disease in clinical practice, Master's thesis
in Medicine, Vietnam Academy of Traditional
Medicine, 2020.
[7] Hou Jie, Clinical observation of Jia jian Erchen
Siwu Tang in the treatment of non-alcoholic
fatty liver disease, Practical Traditional Chinese
Medicine, 37(07), 2021.
[8] He SN, Chen CY, Huang JF et al., Mechanisms
of action and efficacy of Chaihu Shugan san
in the treatment of non-alcoholic fatty liver
disease, Digestive Department of the Hospital of
Traditional Chinese Medicine, Fujian University
of Traditional Chinese Medicine, 2022.