4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM 54 TRẺ DƯỚI 4 THÁNG TUỔI CÓ TRIỆU CHỨNG NGHI NGỜ TEO ĐƯỜNG MẬT VÀ ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Đức Hạnh1, Trần Phan Ninh1, Vũ Đăng Lưu2, Nguyễn Quỳnh Mai1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm bệnh nhân dưới 4 tháng tuổi có lâm sàng và siêu âm nghi ngờ teo đường mật (TĐM),được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang toàn bộ các trẻ dưới 120 ngày tuổi, có chẩn đoán lâm sàng vàng da ứ mật nghi ngờ TĐM được siêu âm trước mổ theo quy trình chẩn đoán TĐM, có chẩn đoán cuối cùng là TĐM hoặc không TĐM dựa trên phẫu thuật thăm dò, chụp đường mật trong mổ và làm giải phẫu bệnh thời gian từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2023.


Kết quả: Nhóm TĐM có 39 trong tổng số 54 bệnh nhân, tuổi trung bình 63 ngày tuổi; nam/nữ =1.17; Bil trực tiếp trung bình 107 µmol/l; Bil trực tiếp/ Bil toàn phần= 59%; GGT trung bình 629 UI/l; 6 ca không có túi mật; 27/39 ca có túi mật dài </=15mm (69% ; p=0.00; OR=31.5); túi mật bờ không đều 27/33 ca (82%; p=0.00; OR=63); bất tương xứng dài rộng 8/33 ca (24%); túi mật không hoặc co bóp kém 21/33 ca (64%, p=0.27; OR =2); dày dải xơ trung bình 3.5mm (p=0.00); chỉ số đàn hồi mô gan trung bình 10.3 kPa (p=0.001); dòng chảy dưới bao gan dương tính 94.9% (p=0.00; OR=37); trung bình dọc gan phải 77.5mm (p=0.11); dọc gan trái 55.7mm (p=0.001), đường kính trung bình động mạch gan riêng 2.3mm (p=0.262), động mạch gan phải 1.7mm (p=0.023), tĩnh mạch cửa 4.6mm (p=0.429). Vmax trung bình ĐMG 66cm/s (p=0.495), RI 0.75 (p=0.074); Vmax TMC 25.2cm/s (p=0.702).


Kết luận: Các đặc điểm về dày dải xơ rốn gan, túi mật dài </=15mm, bờ không đều, chỉ số đàn hồi mô gan, dòng chảy dưới bao gan, kích thước dọc gan trái, đường kính động mạch gan phải là những đặc điểm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm TĐM và không TĐM với mức ý nghĩa p<0.05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Zhou W, Zhou L, Ultrasound for the Diagnosis
of Biliary Atresia: From Conventional
Ultrasound to Artificial Intelligence,
Diagnostics, 2022;12(1):51. doi:10.3390/
diagnostics12010051
[2] Sandberg JK, Sun Y, Ju Z et al., Ultrasound
shear wave elastography: does it add value to
gray-scale ultrasound imaging in differentiating
biliary atresia from other causes of neonatal
jaundice? Pediatr Radiol, 2021;51(9):1654-
1666. doi:10.1007/s00247-021-05024-9
[3] Lê Thị Kim Ngọc, Nghiên cứu giá trị siêu âm
trong chẩn đoán teo mật bẩm sinh ở trẻ dưới
4 tháng tuổi. Điện Quang Việt Nam, 2018;
29(29):5-11.
[4] Zhou L yao, Wang W, Shan Q yuan et al.,
Optimizing the US Diagnosis of Biliary Atresia
with a Modified Triangular Cord Thickness
and Gallbladder Classification. Radiology,
Published online May 6, 2015. doi:10.1148/
radiol.2015142309
[5] Kim S seob, Kim MJ, Lee MJ et al.,
Ultrasonographic findings of type IIIa biliary
atresia. Ultrasonography, 2014;33(4):267-274.
doi:10.14366/usg.14016
[6] Lee SM, Cheon JE, Choi YH et al.,
Ultrasonographic Diagnosis of Biliary Atresia
Based on a Decision-Making Tree Model.
Korean J Radiol, 2015;16(6):1364. doi:10.3348/
kjr.2015.16.6.1364
[7] Kanegawa K, Akasaka Y, Kitamura E et al.,
Sonographic Diagnosis of Biliary Atresia in
Pediatric Patients Using the “Triangular Cord”
Sign Versus Gallbladder Length and Contraction.
American Journal of Roentgenology,
2003;181(5):1387-1390. doi:10.2214/
ajr.181.5.1811387
[8] Farrant P, Meire HB, Mieli-Vergani G,
Ultrasound features of the gall bladder in infants
presenting with conjugated hyperbilirubinaemia.
BJR, 2000;73(875):1154-1158. doi:10.1259/
bjr.73.875.11144791
[9] Wang X et al., Utility of Shear Wave Elastography
for Differentiating Biliary Atresia From Infantile
Hepatitis Syndrome. JUM, 2016;35(7):1369-
1614. doi:https://doi.org/10.7863/ultra.15.08031
[10] Sun C, Wu B, Pan J et al., Hepatic Subcapsular
Flow as a Significant Diagnostic Marker for Biliary
Atresia: A Meta-Analysis. Disease Markers,
2020;2020:1-9. doi:10.1155/2020/5262565.
[11] Carollo V, Milazzo M, Miraglia R, The “hepatic
subcapsular flow sign” in early diagnosis of biliary
atresia. Abdom Radiol, 2019;44(9):3200-3202.
doi:10.1007/s00261-019-02115-ydoi:10.1097/
MPG.0000000000001334.