33. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI DO PHẾ CẦU Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN (2019-2022)

Bùi Anh Sơn1, Lê Thị Hồng Hanh2, Dương Đình Chỉnh3, Nguyễn Hồng Trường4, Nguyễn Thị Thúy Hằng1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Sở Y tế Nghệ An
4 Bệnh viện thành phố Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An; đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm phổi do phế cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh ở 193 bệnh nhi được chuẩn đoán viêm phổi do phế cầu, từ 2 - 60 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An.


Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ho, sốt và có tiếng ran ẩm với tỷ lệ tương ứng là 98,45%, 77,72% và 93,26%. Tỷ lệ tăng bạch cầu là 45,08%, tăng CRP là 43,52%. Trên phim X-quang, 89,64% có hình ảnh viêm phế quản phổi. 100% trẻ được sử dụng kháng sinh trong điều trị, trong đó 80,6% được sử dụng kháng sinh trước khi có kháng sinh đồ. Trên 95% các chủng phế cầu nhạy cảm với linezolid, levofloxacin, vancomycin, rifampicin, chloramphenicol và moxifloxacin. Tình trạng phế cầu kháng kháng sinh nhóm macrolid rất phổ biến (> 98%). Tỷ lệ giảm nhạy cảm với các kháng sinh nhóm beta-lactam khá cao (> 50%). Số ngày điều trị trung bình là 8,46 ± 4,12. Tỷ lệ trẻ khỏi bệnh đạt 68,91% và không có trường hợp nào tử vong.


Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ho, sốt và có tiếng ran ẩm . Tỷ lệ tăng bạch cầu là 45,08%, tăng CRP là 43,52%. Trên phim X-quang có hình ảnh viêm phế quản phổi điển hình. Các chủng phế cầu còn nhạy cảm với linezolid, levofloxacin, vancomycin, rifampicin, chloramphenicol và moxifloxacin >95%. Tình trạng phế cầu kháng kháng sinh nhóm macrolid rất phổ biến (> 98%). Tỷ lệ trẻ khỏi bệnh đạt 68,91% và không có trường hợp nào tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thành Trung, Căn
nguyên vi sinh vật gây viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến
5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên,
Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, 505(2):225-228.
[2] Trần Văn Cương, Bùi Anh Sơn, Nghiên cứu tính
kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi
Nghệ An năm 2017 - 2018. In: Báo cáo tổng hợp
kết quả đề tài KHCN cấp tỉnh, Sở KHCN tỉnh
Nghệ An, 2018.
[3] Nguyễn Đăng Quyệt, Nghiên cứu một số đặc
điểm dịch tễ lâm sàng và đánh giá kết quả điều
trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em tại Bệnh viện
nhi Trung ương (2015-2018), Luận án tiến sĩ y
học, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung ương, 2022.
[4] Trịnh Thị Ngọc, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại
khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, Tạp chí
nghiên cứu và thực hành nhi khoa, 1(2/2020):65-
72.
[5] Nguyễn Thị Hà, Đoàn Mai Thanh, Nguyễn Thị
Yến, Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi khuẩn
gây viêm phổi cộng đồng trẻ em tại Khoa quốc tế
Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Nghiên cứu
Y học, 2020, 131(7):67-73.264
[6] Liu C, Xiong X, Xu W et al., Serotypes and
patterns of antibiotic resistance in strains causing
invasive pneumococcal disease in children
less than 5 years of age. PLoS One, 2013,
8(1):e54254-e54254.
[7] Hoàng Tiến Lợi, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phạm
Thu Nga & cs, Tính nhạy cảm kháng sinh và kết
quả điều trị viêm phổi phế cầu tại Bệnh viện Nhi
Thanh Hóa năm 2021-2022, Tạp chí Y Học Việt
Nam, 2022, 516(2):276-279.
[8] Hoàng Ngọc Anh, Trần Thị Thắm, Phạm Thị
Hương, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả điều trị viêm phổi thùy tại khoa Hô hấp Bệnh
viện Trẻ em Hải Phòng, Tạp chí Nghiên cứu và
thực hành nhi khoa, 2017, 10(6):10–17.