31. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH KẾT HỢP DẪN LƯU ÁP XE GAN TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Huỳnh Thanh Long1, Nguyễn Mạnh Khiêm2, Phạm Việt Khương2
1 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dẫn lưu áp xe gan qua da là phương pháp điều trị ban đầu được lựa chọn cho những ổ áp xe có kích thước lớn hơn 5 cm đã hóa lỏng âm từ lâu đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện tại Việt Nam.


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị áp xe gan bằng kháng sinh kết hợp dẫn lưu dưới hướng dẫn siêu âm.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân (BN) áp xe gan đã được điều trị kháng sinh vừa kết hợp dẫn lưu ổ áp xe dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2022.


Kết quả: Có 61 BN được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ là 1,65/1; trung bình 56,1 ± 12,3 tuổi, tiền sử đái tháo đường chiếm 32,8%; triệu chứng lâm sàng nổi bật là sốt (88,5%), đau hạ sườn phải (85,2%). Ổ áp xe gan nằm ở gan phải chiếm 73,4%, đa phần là đơn ổ (78,7%). Kháng sinh điều trị đầu tay là Cephalosporin thế hệ III kết hợp Metronidazol truyền tĩnh mạch, đa số nhạy với Cephalosporin thế hệ III (49,2%), 8,2% là vi khuẩn đa kháng tiết ESBL sử dụng Carbapenems. Tỷ lệ điều trị thành công cao (96,7%).


Kết luận: Điều trị áp xe gan bằng kháng sinh kết hợp dẫn lưu dưới hướng dẫn siêu âm là một biện pháp hiệu quả và an toàn. Hầu hết các trường hợp đều chỉ can thiệp thủ thuật 1 lần với tỷ lệ thành công cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Yin D, Ji C, Zhang S et al., Clinical characteristics
and management of 1572 patients with pyogenic
liver abscess: A 12-year retrospective study.
Liver international : official journal of the
International Association for the Study of the
Liver, Apr 2021;41(4):810-818. doi:10.1111/
liv.14760
[2] Serraino C, Elia C, Bracco C et al., Characteristics
and management of pyogenic liver abscess: A
European experience, 2018; 97(19)
[3] He S, Yu J, Wang H et al., Percutaneous fineneedle
aspiration for pyogenic liver abscess
(3-6cm): a two-center retrospective study. BMC
infectious diseases, Jul 16 2020;20(1):516.
doi:10.1186/s12879-020-05239-5
[4] Meddings L, Myers RP, Hubbard J et al.,
A population-based study of pyogenic liver
abscesses in the United States: incidence,
mortality, and temporal trends. The American
journal of gastroenterology. Jan 2010;105(1):117-
24. doi:10.1038/ajg, 2009.614
[5] Van Keer J, Van Keer K, Van Calster J et
al., More Than Meets the Eye: Klebsiella
pneumoniae Invasive Liver Abscess Syndrome
Presenting with Endophthalmitis. The Journal of
emergency medicine. Jun 2017;52(6):e221-e223.
doi:10.1016/j.jemermed, 2017.01.043
[6] Sanchez WM, Abaunza HO, Hepatic Abscess:
Current Concepts, 2009.
[7] Bansal A, Bansal AK, Bansal V et al., Liver
abscess: catheter drainage v/s needle aspiration.
J International Surgery Journal, 2016;2(1):20-25.
[8] Singh S, Chaudhary P, Saxena N et al.,
Treatment of liver abscess: prospective
randomized comparison of catheter drainage and
needle aspiration. Annals of gastroenterology,
2013;26(4):332-339.
[9] Abusedera MA, El-Badry AM, Percutaneous
treatment of large pyogenic liver abscess,
2014;45(1):109-115.