20. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU KHÔNG PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Lê Nguyên Lâm1, Hồ Minh Đạt2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Điều trị viêm nha chu mạn gồm hai giai đoạn: điều trị bệnh và điều trị duy trì. Trong đó, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà giai đoạn điều trị bệnh được chia ra hai nhóm nhỏ, đó là điều trị không phẫu thuật và điều trị có can thiệp phẫu thuật. Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu không phẫu thuật ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoatỉnhTrà Vinh 2018 - 2019.


Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu không phẫu thuật ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnhTrà Vinh 2018 - 2019.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân viêm nha chu đến khám và điều trị tại phòng khám Răng Hàm Mặt Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh Bệnh nhân ĐTĐ type 2 có 6,5% ≤ HbA1c ≤ 8% . Có chỉ số CPI 2 và CPI 3. Thiết kế nghiên cứu.Mô tả cắt ngang tiến cứu có can thiệp.


Kết quả: Sau điều trị Chỉ số viêm nướu GI có 62,4% bệnh nhân nướu bình thường, 17,3% bệnh nhân còn viêm nước nhẹ, 8,4% bệnh nhân viêm nướu trung bình, 11,9% bệnh nhân viêm nước nặng. Chỉ số mảng bám có 59,7% bệnh nhân không còn mãng bám, 37,6% bệnh nhân có mảng bám phủ < 1/3 bề mặt răng hay có vết dính, 2,7% bệnh nhân có 1/3 < mảng bám < 2/3 bề mặt răng, không có trường hợp nào có mảng bám phủ > 2/3 bề mặt răng. Chỉ số bám dính CAL được cải thiện sau can thiệp: chỉ số mất bám dính 0 là 100%, chỉ số mất bám dính mức độ 1 giảm xuống còn 0%. Tình trạng tiêu xương trên phim X quang: Tốt là 28,8%, Trung bình (Tiêu xương ≥ 20%) là 47,9%, Khá (Tiêu xương < 20%) là 23,3%.


Kết luận: Sau 3 tháng điều trị, tất cả các chỉ số GI, PLI, CPITN, CAL đều cải thiện rõ rệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phùng Tiến Hải, Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X
quang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45
và đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật,
Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội, 2008.
[2] Trần Thị Triệu Nhiên, Tình trạng viêm nha chu
của BN tiểu đường típ 2 tại Bệnh viện Trung
ương Huế, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y
Duợc Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
[3] Trần Yến Nga, Đỗ Thu Hằng, Nguyễn Thị
Quỳnh Hương, “Sự thay đổi lâm sàng của mô
nha chu sau cạo vôi – xử lý mặt gốc răng 4,6,8
tuần”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18 (2),
2014, 198-201.
[4] Nguyễn Xuân Thực, Nghiên cứu bệnh quanh
răng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh
viện Nội tiết trung ương và đánh giá hiệu quả can
thiệp, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y
Hà Nội, 2008.
[5] Arthur B, Novaes JR, Ferney G et al., “Periodontal
disease progression in type 2 non - insulin -
dependent diabetes mellitus patients. Part Iprobing
pocket depth and clinical attachment”,
Braz Dent J, 7(2), 1996, pp. 65-73.
[6] Aubrey SW, Avigdor K, “The relationship
between periodontal diseases and diabetes: An
overview”, Ann Periodontol, 6, 2001, pp. 91-98.
[7] Lee J, Choi Y et al., “Efficacy of non-surgical
treatment accompanied by professional
toothbrushing in the treatment of chronic
periodontitis in patients with type 2 diabetes
mellitus: a randomized controlled clinical trial”,
Journal of Periodontal and Implant Science, 50
(2), 2020, 83-96.
[8] Locker D, Leake J, “Risk indicators and risk
markers for periodontal older adults living
independently in Ontario Canada”, J Dent Res,
72, 1998, pp. 9-17.
[9] Mailoa J, Lin G et al., “Long-Term Effect of
Four Surgical Periodontal Therapies and One
Non-Surgical Therapy: A Systematic Review
And Meta-Analysis”, Journal of Periodontology,
86 (10), 2015, 1150- 1158.