4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VỠ LÁCH DO CHẤN THƯƠNG ĐƯỢC PHẪU THUẬT CẮT LÁCH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vỡ lách là tổn thương hay gặp trong chấn thương bụng kín, thường nằm trong bệnh cảnh đa chấn thương. Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng là rất quan trọng để có thái độ, lựa chọn phương pháp điều trị khẩn trương và phù hợp với người bệnh.
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân mổ cắt lách do chấn thương.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu, 58 bệnh nhân chấn thương bụng kín vỡ lách được phẫu thuật cắt lách tại Bệnh viện Quân y 103 từ 1/2019 đến 6/2023.
Kết quả: 58 bệnh nhân vỡ lách do chấn thương được phẫu thuật cắt lách, tuổi trung bình là: 30,6±13,049 tuổi, nhỏ nhất là 7 và lớn nhất là 67 tuổi. Bệnh nhân trong độ tuổi lao động là 87,9%. Tỉ lệ nam giới là 77,6%, do tai nạn giao thông là 70,7%. Vỡ lách đơn thuần là 32,8%, có 48,3% vào viện trong tình trạng sốc, tỷ lệ không được sơ cấp cứu trước viện là 53,4 %, thời gian được đưa đến bệnh viện trung bình là 4,2 ± 4,402 giờ. 100% bệnh nhân được siêu âm cấp cứu tại giường, tỷ lệ chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang là 58,6%, phân độ tổn thương lách trên CT không liên quan đến tình trạng sốc với p >0,05.
Kết luận: Chấn thương bụng kín vỡ lách hay gặp ở lứa tuổi lao động, nguyên nhân thường gặp do tai nạn giao thông, phần lớn là đa chấn thương, bệnh nhân không được cấp cứu trước viện và tỷ lệ sốc cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chấn thương lách, chấn thương bụng kín, phẫu thuật cắt lách.
Tài liệu tham khảo
of splenic and pancreatic trauma, J Visc Surg,
153(4), 45-60, 2016.
[2] Rowell SE, Biffl WL, Brasel K et al., Western
Trauma Association Critical Decisions in
Trauma: Management of adult blunt splenic
trauma-2016 updates, J Trauma Acute Care
Surg, 82(4), 787-793, 2017.
[3] Coccolini F, Montori G, Catena F et al., Splenic
trauma: WSES classification and guidelines
for adult and pediatric patients, World J Emerg
Surg, 12, 40, 2017.
[4] Fransvea P, Costa G, Massa G et al., Nonoperative
management of blunt splenic injury: is it really
so extensively feasible? a critical appraisal of a
single-center experience, Pan AfrMed J, 32, 2019.
[5] Kozar RA, Crandall M, Shanmuganathan K et
al., Organ injury scaling 2018 update: Spleen,
liver, and kidney, J Trauma Acute Care Surg.
85(6), 1119-1122, 2018.
[6] Trần Ngọc Dũng, Nghiên cứu điều trị không mổ
vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức, Luận án tiến sĩ y học,
Trường Đại học Y Hà Nội, 2019.
[7] Trần Văn Đáng, Nghiên cứu chỉ định và kết quả
điều trị bảo tồn vỡ lách do chấn thương bụng kín
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, Luận án
tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội, 2010.
[8] Mader MM, Lefering R, Westphal M et al.,
Traumatic brain injury with concomitant injury
to the spleen: characteristics and mortality of a
high-risk trauma cohort from the TraumaRegister
DGU®, Eur J Trauma Emerg Surg, 48(6), 4451-
4459, 2022.
[9] Lê Tư Hoàng, Nghiên cứu ứng dụng nội soi ổ
bụng trong chẩn đoán và điều trị chấn thương
bụng kín, Luấn án Tiến sĩ y học, Trường Đại học
Y Hà Nội, 2009.
[10] Planquart F, Marcaggi E, Blondonnet R et al.,
Appropriateness of Initial Course of Action
in the Management of Blunt Trauma Based on
a Diagnostic Workup Including an Extended
Ultrasonography Scan, JAMA Netw Open.
5(12), e2245432, 2022.
[11] Fleming S, Bird R, Ratnasingham K et al.,
Accuracy of FAST scan in blunt abdominal
trauma in a major London trauma centre, Int J
Surg, 10(9), 2012.
[12] Requarth JA, D'Agostino RB Jr, Miller PR,
Nonoperative management of adult blunt
splenic injury with and without splenic artery
embolotherapy: a meta-analysis, J Trauma.
71(4), 898-903, 2011.