MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN TỚI CÔNG VIỆC VÀ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANHPÔN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Ngô Thị Tâm1, Nguyễn Thị Phương Lan2, Nguyễn Đức Long3, Đặng Thị Thuận3
1 Trường Đại học Đại Nam
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
3 Bệnh viện đa khoa Xanh pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống liên quan tới công việc và
tình trạng rối loạn lo âu của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cưu mô tả cắt ngang 922 cán bộ, nhân viên đang
làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tình trạng rối loạn lo lâu
được đo lường bởi thang đo GAD-7. Chất lượng cuộc sống liên quan tới công việc đo bằng thang
điểm ProQoL Health.
Kết quả: 358/922 NVYT (chiếm 38,8%) có tình trạng rối loạn lo âu từ mức độ nhẹ đến nghiêm
trọng, trong đó chủ yếu ở mức độ lo âu nhẹ chiếm 30,2%. Điểm trung bình các khía cạnh CLCS của
NVYT đạt được CS (20,6 ± 3,5), PS (20,4 ± 3,4), BO (17,6 ± 3,5), STS (16,6 ± 3,2), MD (16,2 ± 3,4).
Đa số NVYT BVĐK Xanh Pôn có mức điểm các khía cạnh CLCS ở mức trung bình như CS (76,5%),
PS (79%), BO (87%), STS (87,7%), MD (84,6%). Điểm CLCS khía cạnh CS và PS thấp liên quan
tới tỷ lệ RLLA cao hơn, điểm CLCS khía cạnh BO, STS, MD cao hơn liên quan tới tỉ lệ RLLA cao
hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết luận: Chất lượng cuộc sống liên quan tới công việc của nhân viên y tế ở mức trung bình và tình
trạng rối loạn lo âu ở mức cao. Các khía cạnh tích cực của chất lượng cuộc sống thấp hơn và khía
cạnh tiêu cực cao hơn liên quan tới tỷ lệ rối loạn lo âu cao hơn có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Tuan NQ, Phuong ND, Co DX et al., Prevalence
and Factors Associated with Psychological
Problems of Healthcare Workforce in Vietnam:
Findings from COVID-19 Hotspots in the
National Second Wave. 2021, 9(6): 718.
[2] Kevin PY, Diana LK, David MO et al., Health
care workers’ mental health and quality of life
during COVID-19: results from a mid-pandemic,
national survey. 2021, 72(2): 122-128.
[3] I. Teo, J. Chay, Y. B. Cheung et al., Healthcare
worker stress, anxiety and burnout during the
COVID-19 pandemic in Singapore: A 6-month
multi-centre prospective study. PLoS One, 2021,
16(10): e0258866.
[4] Nay Phi La, Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Ngọc
Như Khuê và cộng sự. Tình trạng căng thẳng,
lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế và các yếu tố
liên quan sau 2 năm đại dịch Covid-19 tại Đắk
Lắk, năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022,
515(1).
[5] Carla S, Vera M, Carla R et al., Professional
quality of life among physicians and nurses
working in Portuguese hospitals during the third
wave of the COVID-19 pandemic. 2022, 13(5).
[6] R. Buselli, M. Corsi, S. Baldanzi et al.,
Professional Quality of Life and Mental Health
Outcomes among Health Care Workers Exposed
to Sars-Cov-2 (Covid-19). Int J Environ Res
Public Health, 2020, 17(17).
[7] M. Ortega-Galán Á, M. D. Ruiz-Fernández, M.
J. Lirola et al., Professional Quality of Life and
Perceived Stress in Health Professionals before
COVID-19 in Spain: Primary and Hospital Care.
Healthcare (Basel), 2020, 8(4).