THỰC TRẠNG BỆNH THẬN TIẾT NIỆU Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI CÁC XÃ HUYỆN ỨNG HOÀ, HÀ NỘI NĂM 2022

Trần Thị Nhị Hà1, Nguyễn Thế Lương2, Đặng Anh Tuân3, Ngô Trung Dũng2, Nguyễn Văn Nhân2, Lương Thị Minh Phương2, Nguyễn Huy Tiến2, Đỗ Đình Đăng2, Vũ Thị Trung Anh2, Nguỵ Thị Điệp2, Nguyễn Thị Vân Anh2, Lê Thị Thanh Tâm1, Nguyễn Thị Thu Hương1, Huỳnh Ngọc Trang2
1 Sở Y tế Hà Nội
2 Bệnh viện Thận Hà Nội
3 Trung tâm Y tế Ứng Hoà

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tại Việt nam các nghiên cứu về bệnh lý thận tiết niệu trong cộng đồng còn hạn chế, do
vậy việc khảo sát thông tin về thực trạng mắc bệnh thận tiết niệu sẽ giúp chúng ta chủ động trong
phòng ngừa và kiểm soát bệnh được tốt hơn.
Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm người trưởng thành mắc bệnh thận tiết niệu tại các xã huyện Ứng Hòa,
Hà Nội, năm 2022; (2) Mô tả thực trạng mắc bệnh thận tiết niệu ở người trưởng thành tại các xã
huyện Ứng Hòa, Hà Nội, năm 2022.
Phương pháp: Điều tra cắt ngang. Nghiên cứu thu thập thông tin từ 589 đối tượng đến khám sàng
lọc ở một số xã tại huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Các đối tượng được khám lâm sàng, thực hiện một số
chỉ định xét nghiệm và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Số liệu được nhập bằng Excel và
phân tích bằng SPSS 20.0.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi trung bình của ĐTNC (56,8 ± 14.4 tuổi); trong đó nam
giới (59,1%), nữ giới (40,9%). Tình trạng mắc các bệnh nền: Tăng huyết áp (27,5%), đái tháo đường
(16,3%), bệnh tim mạch (5,8%). eGFR giảm nhẹ gặp nhiều nhất (63,5%). Thể tích tuyến tiền liệt gặp
nhiều nhất là nhóm 20-40 ml (53,4%). Tỷ lệ bạch cầu niệu (+) là 32,4%, tỷ lệ Nitrit niệu (+) là 7,1%,
tỷ lệ hồng cầu niệu (+) là 15,1% và tỷ lệ glucose niệu (+) là 4,6%. Tỷ lệ nam bị sỏi tiết niệu là 8,1%,
nữ là 18,3%, tỷ lệ chung là 12,2%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Gia Tuyển, Nguyễn Văn Thanh, Thăm dò
cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh thận tiết niệu.
Bệnh học Nội khoa Thận - Tiết niệu. Nhà xuất
bản Y học; 2021:36-83.107
[2] Hitzeman NM, Greer D Md MPH, Carpio EM,
Office-Based Urinalysis: A Comprehensive
Review. Am Fam Physician 2022;106(1):27-
35B.
[3] Queremel Milani DA, Jialal I. Urinalysis.
StatPearls. Treasure Island (FL) 2022.
[4] Hansen KL, Nielsen MB, Ewertsen C,
Ultrasonography of the Kidney: A Pictorial
Review. Diagnostics (Basel) 2015;6(1)
[5] Park HJ, Won JE, Sorsaburu S et al., Urinary
Tract Symptoms (LUTS) Secondary to Benign
Prostatic Hyperplasia (BPH) and LUTS/BPH
with Erectile Dysfunction in Asian Men: A
Systematic Review Focusing on Tadalafil. World
J Mens Health 2013;31(3):193-207.
[6] Park JS, Koo KC, Kim HK et al., Impact of
metabolic syndrome-related factors on the
development of benign prostatic hyperplasia and
lower urinary tract symptoms in Asian population.
Medicine (Baltimore) 2019;98(42):e17635.