NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN CHUYỂN DẠ CỦA SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, thời gian chuyển dạ, một số yếu tố liên quan đến thời gian
chuyển dạ và nhận xét ảnh hưởng của thời gian chuyển dạ đối với sản phụ sinh thường, đủ tháng tại
khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa Nghệ An năm 2022.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
Kết quả: Nghiên cứu 295 sản phụ tại khoa Phụ sản Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An nhằm
khảo sát đặc điểm lâm sàng quá trình chuyển dạ và một số yếu tố liên quan đến thời gian chuyển dạ
của sản phụ. Thông tin được thu thập bằng thăm khám theo mẫu bệnh án thiết kế sẵn. Kết quả: BMI
trung bình là 25,47 ± 2,31. Dấu hiệu đầu tiên của chuyển dạ gặp nhiều nhất là đau bụng lâm râm
44,1%; ra nhầy hồng hoặc máu âm đạo 33,5%. Thời gian chuyển dạ trung bình của sản phụ con so
là 19,32 ± 12,19 giờ; của sản phụ con rạ 11,90 ± 7,90 giờ. Tỷ lệ bí tiểu là 13,5%; tỷ lệ băng huyết
sau sinh là 2,4%; tỷ lệ chỉ định bấm ối nhân tạo là 73,2%. Có mối tương quan thuận mức độ yếu (r
= 0,284, p<0,001, R2 = 8,1%) giữa BMI sản phụ và thời gian chuyển dạ giai đoạn 1a; nhóm sản phụ
BMI > 30 có thời gian chuyển dạ giai đoạn 1a dài nhất (p < 0,05).
Kết luận: Chuyển dạ kéo dài là thời gian chuyển dạ tăng lên so với người sản phụ cùng yếu tố nguy
cơ. Chuyển dạ trong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến những biến chứng hay di chứng nặng nề
nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các biến chứng có thể có thể là: suy thai trong chuyển dạ,
dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung, tạo đường rò sinh dục bàng quang hay trực tràng, nhiễm khuẩn sơ sinh,
nhiễm khuẩn hậu sản. Do đó theo dõi quá trình chuyển dạ và phát hiện những vấn đề có thể gặp sẽ
hạn chế các biến chững ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ trong quá trình chuyển dạ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sản phụ đủ tháng, chuyển dạ kéo dài.
Tài liệu tham khảo
labour : A practical guide”. The patograph part
II, 1993.
[2] Kominiarek MA, Zhang J, Vanveldhuisen P et
al., “Contemporary labor patterns: the impact
of maternal body mass index”. Am J Obstet
Gynecol. 205(3):244 e1-8, 2011.
[3] Chen H, Cao L, “Factors affecting labor
duration in Chinese pregnant women”. Medicine
(Baltimore). 7(52):e13901, 2018.
[4] Smyth RM, Markham C, Dowswell T,
“Amniotomy for shortening spontaneous labour”.
Cochrane Database Syst Rev. (6):CD006167,
2013.
[5] Rasmussen S, Bungum L, Hoie K, “Maternal
age and duration of labor”. Acta Obstet Gynecol
Scand. 73(3):231-4, 1994.
[6] Greenberg MB, Cheng YW, Sullivan M et al.,
“Does length of labor vary by maternal age”. Am
J Obstet Gynecol. 197(4):428 e1-7, 2007.