THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH SAU ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Lê Thanh Hà1, Đào Văn Dũng2, Trần Thị Lý3
1 Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
2 Trường đại học Thăng Long
3 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tác động tâm lý (lo âu) là một phần của hội chứng hậu COVID-19. Những triệu chứng
này có thể tồn tại từ lần mắc bệnh ban đầu hoặc phát triển sau khi khỏi bệnh, ảnh hưởng đến khả năng
thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bệnh (NB).
Mục tiêu: Xác định thực trạng lo âu của người bệnh sau điều trị Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa
Nông nghiệp năm 2022 và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng.
Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 400 người bệnh sau điều trị Covid-19 tại bệnh viện đa
khoa Nông nghiệp thông qua phỏng vấn bằng phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NB cảm thấy
lo âu là 69,5%, trong đó, 14,8% NB lo âu mức nhẹ và 25,3% NB lo âu mức nặng. Có mối liên quan
giữa trình độ học vấn, việc làm, mức thu nhập, sự thay đổi tài chính, tình trạng sống, sống cùng trẻ
em dưới 18 tuổi, mắc hậu covid-19, nguồn lây nhiễm Covid-19, tầng điều trị, bệnh đồng mắc và cảnh
quan, điều kiện KCB với tình trạng lo âu của NB (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đặng Nguyên Anh, “Ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 đến sức khỏe tinh thần”, Tạp chí
Khoa học xã hội, số 10, tr. 278, 2021.
[2] Lopez-Leon S, Wegman-Ostrosky T, “More than
50 long-term effects of COVID-19: a systematic
review and meta-analysis”, Sci Rep, 11(1),
pp:16144, 2021.
[3] Graham EL, Clark JR, Orban ZS et al., “Persistent
neurologic symptoms and cognitive dysfunction
in non-hospitalized Covid-19 “long haulers””,
Ann Clin Transl Neurol, 8(5), pp: 1073–1085,
2021.
[4] Groarke JM, Berry E, “Loneliness in the UK
during the COVID-19 pandemic: cross-sectional
results from the COVID-19 Psychological
Wellbeing Study”, PLoS ONE, 15, 2020.
[5] Hoàng Minh Nam, Hòa Thị Hồng Hạnh, Trần
Thị Hồng Vân & cs, “Ảnh hưởng của đại dịch
COVID – 19 đến công việc, cuộc sống và sức
khỏe tâm thần của người dân tỉnh Thái Nguyên
năm 2020”, Tạp chí Y học Dự phòng, Số 31,
2021, Tập 2, tr.49–55.