NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CẮT LỚP CHÙM TIA HÌNH NÓN CỦA BỆNH NHÂN RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021 – 2022

Lê Nguyên Lâm1, Nguyễn Phúc Vinh2
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh khớp thái dương hàm trên phim cắt lớp chùm tia hình
nón trên bệnh nhân có rối loạn thái dương hàm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm
2021 - 2022.
Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân bị rối loạn thái dương hàm được chẩn đoán xác định theo tiêu
chuẩn McNeil (1997). Bệnh nhân có một trong ba dấu chứng sau đây: Đau ở hệ thống cơ nhai, khớp
thái dương hàm và/hoặc vùng quanh tai, thường tăng thêm khi sờ nắn hoặc hoạt động chức năng.
Lệch hàm khi há miệng có hoặc không kèm theo tiếng kêu khớp. Há miệng hạn chế (≤ 40 mm). Đồng
ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện trên 35 bệnh nhân
Kết quả: Tình trạng rối loạn thái dương hàm xuất hiện nhiều ở nhóm tuổi từ 16 - 35 (trung bình
28,54 ± 9,08), nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn nam giới với tỉ lệ nữ/nam là 4/1. Rối loạn thái dương
hàm xuất hiện nhiều đối tượng học sinh, sinh viên, lao động trí óc do tác động của yếu tố tâm lý
căng thẳng. Dấu chứng lâm sàng theo tiêu chuẩn McNeil: Đau vùng khớp khi vận động hàm chiếm
tỉ lệ 100% ,Tiếng kêu khớp chiếm tỉ lệ 82,5%. Há miệng hạn chế chiếm 48,6%. Tình trạng khớp thái
dương hàm trên phim Cone Beam Computed Tomography (CBCT): Hình thái lồi cầu dạng tròn
chiếm đa số với tỉ lệ 59,4%, dạng phẳng có 3/35 bệnh nhân (6,8%). Kích thước lồi cầu trung bình
theo chiều T - S là 8,14mm; chiều N - T là 18,27mm. Vị trí lồi cầu ra sau chiếm đa số (65,7%).
Kết luận: Rối loạn khớp thái dương hàm dường như có liên quan đáng kể với trầm cảm, lo lắng và
căng thẳng, sự phân bố vị trí lồi cầu trong hõm khớp có tỉ lệ khác nhau giữa các vị trí. hầu hết lồi cầu
trong nghiên cứu có dạng tròn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Anh Chi, “Nghiên cứu vị trí lồi cầu ở tương
quan trung tâm và ở lồng múi tối đa trên hình
ảnh cắt lớp vi tính hình nón”, Tạp chí Y Dược
học - Trường Đại học Y Dược Huế, 9(2), tr. 98
-99, 2019.
[2] Nguyễn Văn Lân, Đặc điểm hình thái khớp
thái dương hàm không triệu chứng ở người
Việt trưởng thành nghiên cứu trên hình ảnh cắt
lớp điện toán chùm tia hình nón, Luận án Tiến
sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, 2018.
[3] Alhammadi, “Temporomandibular joint
measurements in normal occlusion: A threedimensional
cone beam computed tomography8
analysis”, Journal of the World Federation of
Orthodontists, 3, pp. 155 – 162, 2014.
[4] Edward F, Manual of Temporomandibular
Disorder, Wiley Blackwell NewYork, pp. 67 –
89, 2010.
[5] Ikeda K, Kawamura A, “Assessment of optimal
condylar position with limited cone-beam
computed tomography ”, American Journal of
Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, 135
(4), pp. 495 – 501, 2009.
[6] Kumar CS, “Evaluation of
temporomandibular disorders among dental
students of Saudi Arabia using Diagnostic
Criteria for Temporomandibular Disorders (DC/
TMD): a cross-sectional study”, BMC Oral
Health, 21(1), pp. 211, 2021.
[7] Komine A, “Efficacy of stabilization splints for
the management of patients with masticatory
muscle pain”, Clin Oral Invest, 8, pp. 179 –
195, 2004.
[8] Neill Mc C, “Temporomandibular Disorders:
Guidelines for Classification, Assessment, and
Management” Quintessence Publishing, 2, p.
121, 1997.
[9] Schiffman E, Ohrbach R, Truelove E et al.,
Diagnostic criteria for Temporomandibular
disorders (DC/TMD) for clinical and research
applications: recommendations of the
international RDC/TMD consortium network*
and Orofacial pain special interest Groupdagger,
J Oral Facial Pain Headache. 2014;28(1):6–27.
[10] Scrivani SJ, “Temporomandibular disorders”, N
Engl J Med, 359(25), pp. 2693 - 2702, 2008.
[11] Vikram A, “Study of stress-induced
temporomandibular disorders among dental
students: An institutional study”, Natl J
Maxillofac Surg, 9(2), pp. 147 - 154, 2018.
[12] Yale SH, “Some observations on the classification
of mandibular condyle types”, Oral Surgery,
Oral Medicine, Oral Pathology, and Oral
Radiology, 16, pp. 572-577, 1963.