THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHẢN ỨNG SAU TIÊM VẮC XIN COVID-19 CỦA PHỤ HUYNH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG THÀNH PHỐ VINH NĂM 2022

Ngô Trí Hiệp1, Đỗ Thị Phượng1, Cù Hoàng Phương Mai1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành về phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) vắc xin COVID-19 và
xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về PƯSTC vắc xin COVID-19 của phụ
huynh tại trường Trung học cơ sở (THCS) Quang Trung thành phố Vinh năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 351 phụ
huynh có con học tại trường THCS Quang Trung đã được tiêm chủng vắc xin COVID-19 từ tháng
2/2021-5/2021.
Kết quả: 49% đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) có kiến thức về PƯSTC vắc xin COVID-19 đạt. Tỷ
lệ ĐTNC nhận biết dấu hiệu phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 là sốt nhẹ
≤ 38,5ºC chiếm 83,5%. Tỷ lệ ĐTNC nhận biết các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng vắc xin
COVID-19 là sốt rất cao ≥ 40ºC; tức ngực, khó thở; co giật có tỷ lệ tương đương nhau, lần lượt là
78,6%; 73,8% và 72,9%; sưng phù toàn thân có tỉ lệ thấp nhất (51,9%). Tỷ lệ ĐTNC thực hành theo
dõi đủ 30 phút tại điểm tiêm chủng và thực hành theo dõi ít nhất 24h tại nhà là 95,4%. Dấu hiệu được
ĐTNC theo dõi nhiều nhất là toàn trạng (69,8%) và ít nhất là phát ban (31,3%). Một số yếu tố như
trình độ học vấn, nghề nghiệp, số lượng nguồn thông tin có liên quan đến kiến thức, thực hành của
ĐTNC về PƯSTC vắc xin COVID-19.
Kết luận: 49% ĐTNC có kiến thức về PƯSTC vắc xin COVID-19 đạt. Có 60,4% ĐTNC thực hành
về PƯSTC vắc xin COVID-19 đạt. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, số lượng
nguồn thông tin với kiến thức, thực hành của ĐTNC về PƯSTC vắc xin COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Pfizer-BioNTech COVID-19 Vaccine. Tờ dữ
kiện thông tin về vắc xin dành cho người nhận và
người chăm sóc về comirnaty (vắc xin Covid-19,
mRNA) vắc xin pfizer-biontech COVID-19 để
phòng ngừa bệnh coronavirus 2019 (Covid-19)
cho dùng ở cá nhân từ 12 tuổi trở lên; https://
www.fda.gov/media/144626/download, 2022.
Truy cập ngày 20/06/2022.
[2] CDC Center for Disease Control and Prevention.
Các tác dụng phụ được lựa chọn báo cáo sau
khi tiêm ngừa COVID-19, https://vietnamese.
cdc.gov/coronavirus/2019ncov/vaccines/expect/
after.html. Truy cập ngày 20/06/2022.
[3] Nguyễn Minh Nguyên, Hoàng Bùi Hải, Thực
trạng và kết quả điều trị phản vệ sau tiêm vắc xin
Astrazeneca phòng Covid-19 tại Trường Đại học
Y Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021; 2(6):
206-211.
[4] Phạm Quang Thái và các cộng sự, Kiến thức, thái
độ, thực hành của các bà mẹ trong việc chăm sóc
trẻ sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem và một số
yếu tố liên quan tại quận Hồng Bàng, thành phố
Hải Phòng năm 2016, Tạp chí Y học Dự phòng,
2017; 2(6): 60-88.
[5] Ogunyemi RA, Odusanya OO, A survey of
knowledge and reporting practices of primary
healthcare workers on adverse experiences
following immunisation in alimosho local
government area, Lagos, Niger Postgrad Med J.
23(2), 2016; 2(6) 79-85.
[6] Nguyễn Thành Trung, Kiến thức và thực hành
theo dõi phản ứng sau tiêm chủng của bà mẹ có
con dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại hai
huyện thành phố của tỉnh Thanh Hóa năm 2016,
Luận văn Thạc sỹ Y học Đại Học Y Hà Nội, 2016.
[7] Phạm Thị Ngọc và các cộng sự, Kiến thức và
thực hành theo dõi phản ứng sau tiêm chủng mở
rộng của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại huyện Kiến
Thụy, thành phố Hải Phòng năm 2019-2020, Tạp
chí Y học Dự phòng, 2021; 2(6) 49-57.
[8] Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Thực trạng phản ứng
sau tiêm vắc xin Quinvaxem và thực hành chăm
sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại Bắc Ninh
năm 2014; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y khoa
khóa 2011-2015, Đại học Y Hà Nội, 2014.