MÔ TẢ CƠ CẤU BỆNH, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH KHOA CHẤN THƯƠNG CHI TRÊN VÀ VI PHẪU THUẬT BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 TRONG 05 NĂM TỪ 2017 ĐẾN 2021

Lê Thị Quế1, Nguyễn Thanh Tùng1, Đào Thị Thúy Ngọc1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng cơ cấu bệnh, kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan của người bệnh
thuộc khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật thuộc Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 trong 05 năm từ 2017 đến 2021.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 9.730 người bệnh
vào khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật thuộc Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 trong 05 năm từ 2017 đến 2021.
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh vào điều trị được phân ở 04 nhóm tuổi trong đó tập chung chủ yếu ở nhóm
tuổi từ 16-59 tuổi có tỷ lệ lần lượt các năm từ 2017 đến 2021 đều > 70%. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới
qua các năm đều cao hơn nữ giới. Tỷ lệ người bệnh điều trị nội trú có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế có xu
hướng tăng dần qua các năm và cao nhất là năm 2021 với tỷ lệ là 85,08%. Tỷ lệ NB thuộc nhóm có
chỉ định điều trị ngoại khoa có xu hướng tăng dần, lần lượt là: 76,87%; 86,27%%; 89,49%; 88,59%;
88,27%. Tổng tỷ lệ các phẫu thuật loại I và loại đặc biệt đều đạt trên 60%. Ngày điều trị trung bình
có xu hướng giảm qua các năm, trung bình nhiều nhất là 13 ngày và trung bình thấp nhất là 11 ngày.
Trong đó tập chung chủ yếu ở nhóm có thời gian nằm viện là từ 06 đến 10 ngày với tỷ lệ là 44,46%.
Tỷ lệ khỏi, đỡ giảm khi có chỉ định ra viện trong 05 năm đều đạt trên 96%, lần lượt: 97,42%; 96,17;
98%; 97,74%; 97,4% và tỷ lệ tử vong có xu hướng giảm.
Kết luận: Tỷ lệ người bệnh vào viện điều trị chủ yếu ở nhóm từ 16-59 tuổi. Trong tất cả 05 năm,
chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có chỉ định điều trị ngoại khoa, tập chung chủ yếu vào phẫu thuật loại
I và đặc biệt, đều có tỷ lệ > 60%. Tỷ lệ khỏi, đỡ giảm khi có chỉ định ra viện chiếm trên 96%, chỉ tỷ
lệ tử vong trong 05 năm ≤ 0,04%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh
tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và Hướng dẫn
mã hóa bệnh tật theo ICD-10 tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh, Quyết định 4400/QĐ-BYT,
ngày 23 tháng 10 năm 2020 về việc ban hành.
[2] Bộ Y tế, Quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ
thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu
thuật, thủ thuật, Thông tư số 50/2014/TT-BYT
ngày 26/12/2014.
[3] Nguyễn Hồng Minh và CS, Mô tả nhu cầu của
người bệnh đến khám tại khoa khám bệnh, Bệnh
viện TƯQĐ 108, năm 2018, Tạp chí Y dược lâm
sàng 108, tập 13, số đặc biệt 8/2018, tr.300-307.
[4] Đào Phú Cường, “Mức độ và loại chấn thương do
tai nạn giao thông được ghi nhận tại Bệnh viện
Việt Tiệp-Hải Phòng”, Tạp chí Vietnam Jourmal
of Physiology 13(2), tr 46-52, 2009.
[5] Trần Trung Dũng, “Tình hình chấn thương chi do
tai nạn giao thông tại bệnh viện Việt Đức từ năm
2000-2004”, Tạp chí Ngoại khoa, số 1, tr 97-102,
2007.
[6] Lê Ngân, Nghiên cứu tình hình chấn thương cơ
quan vận động tại khoa chấn thương chỉnh hình
bệnh viện Đồng Nai 2016, Luận văn chuyên khoa
I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2016.
[7] Nguyễn Thúy Quỳnh, “Mô hình chấn thương dựa
vào số liệu bệnh viện tại 6 tỉnh Hải Phòng, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đồng Nai, Tiền
Giang”, Tạp chí Y tế Công cộng, số 2, tr 45-49,
2004.
[8] Nguyễn Văn Xáng, Nghiên cứu công tác cấp
cứu và điều trị tai nạn giao thông tại Khánh Hòa,
Trường đại học Y dược Huế, 2003.
[9] https://benhvien108.vn/gioi-thieu-khoa-phauthuat-ban-tay-vi-phau-thuat.htm
[10] Carlo Faletti (2011), Traumatologia scheletrica,
Springer.