ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ RĂNG BẰNG SEAL & PROTECT Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT HÓA CHẤT CÓ TIẾP XÚC VỚI A XÍT

Quách Huy Chức1, Trịnh Đình Hải2, Lê Thị Thu Hà1, Vũ Thị Ngọc Anh3
1 Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, Bộ Quốc phòng
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Seal & Protect là một vật liệu hàn có tính quang trùng hợp, có chất kết dính và trong
suốt; có tác dụng che phủ những vùng lộ ngà sớm để ngăn ngừa hoặc làm giảm mòn cổ răng, ngăn
chặn sâu răng và điều trị nhạy cảm ngà.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect ở người lao động có
tiếp xúc với axit của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng đánh giá trước-sau.
Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin trên 1054 răng có mức độ nhạy cảm Vừa, Nặng và Rất nặng
ở 38 công nhân làm việc trong môi trường có tiếp xúc với a xít. Kết quả cho thấy điều trị nhạy cảm
ngà răng bằng Seal & Protect là rất tốt, dễ thực hiện, chi phí rất thấp, hiệu giảm dần theo thời gian:
tốt nhất ngay sau điều trị và trong 03-6 tháng đầu tiên, từ sau 06 tháng trở đi hiệu quả bắt đầu giảm
nhiều, hầu hết các răng trở về mức nhạy cảm như ban đầu sau 12 tháng. Các răng có độ nhạy cảm
nhẹ, khi điều trị sẽ hiệu quả hơn hơn răng có mức độ nhạy cảm nhiều. Răng có độ mòn ít thì hiệu quả
điều trị kéo dài lâu hơn răng có độ mòn nhiều.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Dentsplysinona Company, https://www
.dentsplysirona. com/en-us/shop/ P-BP-
1000170209/seal-protect-protective-sealant-forexposed-dentin.html, Accessed date 02/02/2015.
[2] Lê Thị Bình, Đánh giá kết quả điều trị nhạy cảm
ngà bằng Seal & Protect trên bệnh nhân độ tuổi
30-50, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Đại
học Y Hà Nội, 2014.
[3] Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2014, Phòng
khám đa khoa, Công ty cổ phần Supe phốt phát
và hóa chất Lâm Thao, 2015.
[4] Phạm Thị Việt Dung, Đánh giá lâm sàng điều trị
nhạy cảm ngà ở răng có tổn thương tổ chức cứng
vùng cổ răng bằng Vivasens và Seal & Protect,
Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học Y
Hà Nội, 2013.
[5] Sun-Young Kim and colleagues, The Evaluation
of Dentinal Tubule Occlusion by Desensitizing
Agents: A Real-time Measurement of Dentinal
Fluid Flow Rate and Scanning Electron
Microscopy. Operative Dentistry, 2013, 38-4:
419-428.
[6] Tijen P, Hande D, Banu O, Three desensitizing
agents with different active ingredients
exhibited similar effects in the treatment of
dentin hypersensitivity by mechanical blockage.
Operative Dentistry, 2007, 32 (6): 544-548.
[7] Smith BGN, Knigh JK, An index for measuring
the wear of teeth, British Dental Journal, 156
(12): 435-438, 1984.
[8] Phạm Thị Tuyết Nga, Nghiên cứu hiệu quả điều
trị của Laser diode trong điều trị nhạy cảm ngà
răng, Luận án Tiến sỹ Răng hàm mặt, Đại học Y
Hà Nội, 2016.