SO SÁNH HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA ALBENDAZOLE VÀ PRAZIQUANTEL TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ẤU TRÙNG SÁN LỢN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hai thuốc được khuyến cáo điều trị bệnh ấu trùng sán lợn (ATSL) là albendazole và praziquantel,
tuy nhiên còn ít nghiên cứu so sánh hai loại thuốc này tại Việt Nam. Mục tiêu: So sánh hiệu quả và
tính an toàn của albendazole và praziquantel trong điều trị bệnh ATSL. Phương pháp: 120 bệnh
nhân (BN) ATSL với đặc điểm lâm sàng tương tự nhau được phân nhóm điều trị bằng albendazole
hay praziquantel theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng. Kết quả: Đánh
giá lâm sàng 61,7% bệnh nhân khỏi, 38,3% giảm triệu chứng. Trên MRI 65% bệnh nhân hết nang
sán, 30,8% giảm nang và 4,2% không giảm. Kết quả điều trị cuối cùng khỏi 51,7%, đỡ 44,2%, không
khỏi 4,2%. Praziquantel có hiệu quả cao hơn albendazole cả trên lâm sàng, MRI và kết quả điều trị
cuối cùng. BN nghiên cứu không thấy tăng tỷ lệ bất thường ure và creatinin. Nhóm bệnh nhân dùng
praziquantel chỉ thấy tăng tỷ lệ bất thường GPT sau đợt ba. Nhóm bệnh nhân dùng albendazole thấy
tăng enzyme gan sau tất cả các đợt điều trị. Tỷ lệ tăng enzyme gan ở nhóm dùng albendazole cao hơn
nhóm dùng praziquantel. Kết luận: Praziquantel có hiệu quả cao hơn và an toàn hơn albendazole
trong điều trị bệnh ATSL.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh ấu trùng sán lợn, praziquantel, albendazole, hiệu quả, tính an toàn.
Tài liệu tham khảo
BYT on issuing the Guideline on diagnosing
and treating Clonorchiasis, Paragonimus, Teania
solium and Cysticercosis, 2004.
[2] Trieu HS, Study of genes, clinical and subclinical pathogens, treating results for Teania spp
and Teania solium among patients in National
Institute of Malariology, Parasitology and
Entomology from 2007 -2010, Medical doctor’s
thesis, 2013.
[3] Hong ST, Albendazole and Praziquantel: Review
and Safety Monitoring in Korea. Infection &
chemotherapy, 2018, 50(1), 1–10
[4] Huang X, Wang Z, Kou J et al., A Large Cohort
of Neurocysticercosis in Shandong Province,
Eastern China, 1997-2015. Vector borne and
zoonotic diseases (Larchmont, N.Y.), 2019,
19(12), 901–907.
[5] Rolfs A, Mühlschlegel F, Jansen-Rosseck R et
al., Clinical and immunologic follow-up study of
patients with neurocysticercosis after treatment
with praziquantel. Neurology, 1995, 45(3 Pt
1):532-538.
[6] Pandey S, Malhotra HS, Garg RK et al.,
Quantitative assessment of lesion load and
efficacy of 3cycles of albendazole in disseminated
cysticercosis: a prospective evaluation. BMC
Infectious Diseases, 2020, 20, 220
[7] Piloiu C; Dumitrascu DL, Albendazole-Induced
Liver Injury, American Journal of Therapeutics,
2021, 28(3), p e335-e340
[8] Sotelo J, Escobedo F, Penagos P, Albendazole vs
Praziquantel for Therapy for Neurocysticercosis:
A Controlled Trial. Arch Neurol, 1988,
45(5):532–534.
[9] Sotelo J, del Brutto OH, Penagos P et al.,
Comparison of therapeutic regimen of
anticysticercal drugs for parenchymal brain
cysticercosis. J Neurol 237, 1990, 69–72.
[10] Son HJ, Kim MJ, Jung KH et al.,
Neurocysticercosis: Clinical Characteristics and
Changes from 26 Years of Experience in an
University Hospital in Korea. Korean J Parasitol,
2019, 57(3):265-271.