42. SỰ PHÙ HỢP CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI QUẢNG NAM NĂM 2022

Nguyễn Thị Hiền Lương1, Bùi Linh Chi1, Lê Thị Thanh Nhàn1, Nguyễn Hải Châu1, Đinh Ngọc Diệp1
1 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự phù hợp của chương trình tập huấn nâng cao kiến thức của cán bộ y tế về phát hiện sớm – can thiệp sớm trẻ khuyết tật tại Quảng Nam năm 2022.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Thông tin thu được từ mẫu định lượng gồm 81 người, phỏng vấn sâu 10 cán bộ y tế tại các tuyến và giảng viên của chương trình tập huấn.


Kết quả: Trên 90% đối tượng nghiên cứu đánh giá chung về lớp tập huấn nâng cao kiến thức của cán bộ y tế về PHS – CTS trẻ khuyết tật tại Quảng Nam là tốt và rất tốt. Địa điểm tập huấn đạt từ tốt trở lên chiếm trên 86%; thời gian tổ chức tập huấn hợp lý, đạt mức tốt trên 71%. Tuy nhiên khóa tập huấn này vẫn còn một số điểm hạn chế thời lượng thực hành ít, kiến thức lý thuyết nhiều, rộng nên cần thời gian để hấp thu và vận dụng, nội dung lý thuyết nên bổ sung thêm hình ảnh và video minh họa. 


Kết luận và khuyến nghị: Cần duy trì các chương trình tập huấn kiến thức cho cán bộ y tế về Phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật. Các nội dung đào tạo cần phù hợp với thời lượng đào tạo. Nếu thời lượng khóa tập huấn ngắn thì cần chia nhỏ các nội dung tập huấn để đảm bảo cán bộ y tế được thực hành về nội dung đó. Tăng cường thời gian hướng dẫn thực hành, áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực hành. Bài giảng lớp tập huấn cũng cần cải thiện sinh động và phong phú hơn..

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Novak I, Morgan C. High-risk follow-up: Early intervention and rehabilitation. Handbook of clinical neurology. 2019;162:483-510.
[2] Bernard A, Chemaly P, Dion F, Laribi S, Remerand F, Angoulvant D, et al. Evaluation of the efficacy of a self-training programme in focus cardiac ultrasound with simulator. Archives of cardiovascular diseases. 2019;112(10):576-84.
[3] Lê Út Hiền. Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của cán bộ y tế thuộc trung tâm y tế huyện Tân Thanh, tỉnh Long An giai đoạn 2017-2019 và một số yếu tố ảnh hưởng. 2020.
[4] Jesus TS, Landry MD, Dussault G, Fronteira I. Human resources for health (and rehabilitation): Six Rehab-Workforce Challenges for the century. Human resources for health. 2017;15(1):8.
[5] Goodman MS, Si X, Stafford JD, Obasohan A, McHunguzi C. Quantitative assessment of participant knowledge and evaluation of participant satisfaction in the CARES training program. Progress in community health partnerships : research, education, and action. 2012;6(3):361-8.
[6] Nguyễn Thị Hương. Thực trạng hoạt động và nhu cầu đào tạo về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của cán bộ y tế tuyến xã tại huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. 2022.
[7] Barrett-Naylor R, Malins S, Levene J, Biswas S, Mays C, Main G. Brief training in psychological assessment and interventions skills for cancer care staff: a mixed methods evaluation of deliberate practice techniques. 2020; 29: 1786-1793.
[8] Đặng Hữu Phước. Đào tạo liên tục của điều dưỡng viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng giai đoạn 2018 - 2021, nhu cầu giai đoạn 2022 - 2023 và một số yếu tố ảnh hưởng. 2022