36. KHẢO SÁT SỰ CĂNG THẲNG VÀ HÀNH VI ĂN UỐNG CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Sinh viên khối ngành sức khỏe hiện nay đang phải đối mặt nhiều yếu tố gây căng thẳng và rối loạn ăn uống và ảnh hướng đến khả năng học tập và sức khỏe của sinh viên.
Mục tiêu: Khảo sát sự căng thẳng và hành vi ăn uống của sinh viên khối ngành sức khỏe ở một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 598 sinh viên khối ngành sức khỏe sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng Bảng câu hỏi đánh giá căng thẳng của sinh viên y khoa (MSSS22) và Bài kiểm tra thái độ ăn uống EAT-26. Kết quả: Gần một nửa người tham gia là sinh viên dược (48%) với 238 là sinh viên nam (39,8%). Về chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ thừa cân và béo phì lần lượt là 12,4% (n=74) và 1,8% (n=11). Bên cạnh đó, 11% (66) trong số họ có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn ăn uống. Phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt đáng kể về căng thẳng giữa giới tính (p = 0,001), thu nhập hàng tháng (p = 0,050), tình trạng hôn nhân (p = 0,015) và hành vi ăn uống (p < 0,001). Ngoài ra, có mối liên quan đáng kể (p = 0,011) giữa hành vi ăn uống và chuyên ngành của sinh viên.
Kết luận: Nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa mức độ căng thẳng và hành vi ăn uống, từ đó đề xuất chiến lược can thiệp và tư vấn nâng cao sức khỏe cũng như ngăn ngừa chứng rối loạn ăn uống trong cộng đồng sinh viên khối ngành sức khỏe.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Căng thẳng, hành vi ăn uống, sinh viên khối ngành sức khỏe, trường đại học, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo
[2]. American Psychological Association. Stress and eating: American Psychological Association website; 2013 [Available from: https://www.apa.org/news/press/releases/stress/2013/eating#:~:text=People%20tend%20to%20seek%20high,than%20when%20they%20are%20relaxed.&text=While%20many%20factors%20contribute%20to,stress%20influences%20our%20eating%20habits.
[3]. Jahrami H, Sater M, Abdulla A, Faris MA, AlAnsari A. Eating disorders risk among medical students: a global systematic review and meta-analysis. Eating and weight disorders : EWD. 2019;24(3):397-410.
[4]. Nguyễn Thị Mỹ Dung, Khương Quỳnh Long, Thái Thanh Trúc. Rối loạn ăn uống và các yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2020;1(106-214):1859-779.
[5]. Mosquera MJ, Kaat A, Ring M, Agarwal G, Glickson S, Victorson D. Psychometric properties of a new self-report measure of medical student stress using classic and modern test theory approaches. Health and Quality of Life Outcomes. 2021;19(1):2.
[6]. Chính phủ. Quyết định số 02/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Chính phủ; 2022.
[7]. Mosquera MJ, Kaat A, Ring M, Agarwal G, Glickson S, Victorson D. Psychometric properties of a new self-report measure of medical student stress using classic and modern test theory approaches. Health and quality of life outcomes. 2021;19(1):2.
[8]. Ngan SW, Chern BCK, Rajarathnam DD, Balan J, Hong TS, Tiang K-P. The relationship between eating disorders and stress among medical undergraduate: a cross-sectional study. Open Journal of Epidemiology. 2017;7(02):85.
[9]. Alolabi H, Alchallah MO, Mohsen F, Marrawi M, Alourfi Z. Social and psychosocial factors affecting eating habits among students studying at the Syrian Private University: A questionnaire based cross-sectional study. Heliyon. 2022;8(5):e09451.