THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH LÀM MẸ AN TOÀN CỦA CÁC BÀ MẸ SINH CON TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2019

Văn Dậu Phạm, Cầm Kỳ Phạm, Thị Hương Bùi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thực hành làm mẹ an toàn của các bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2019. Đối tượng nghiên cứu: Các bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế công trên địa bàn tỉnh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về LMAT khi được hỏi chiếm 38.4%; Có 97.5% bà mẹ cho rằng cần phải kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai; Có 86.1% bà mẹ cho rằng cần thiết phải tiêm phòng trước khi mang thai; Có 60.2% bà mẹ có kiến thức đúng về việc khám thai cần thực hiện đầy đủ cả siêu âm, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu; Có 19.5% bà mẹ thực hiện khám thai từ 3 lần trở xuống, có 80.5% bà mẹ thực hiện khám thai từ 4 lần trở lên. Kết luận: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng và đầy đủ về LMAT còn rất thấp; tỷ lệ khám thai từ 4 lần trở lên trong suốt thai kì khá cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

2-21.
1. Bộ Y tế và Vụ BVBMTE-KHHGĐ (2003), Hội thảo vùng xây dựng kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn, tr
2. Bộ Y tế (2009), “Báo cáo tóm tắt công tác y tế năm 2008 và kế hoạch năm 2009”, Tạp chí Y học Thực hành,
Số 1 (641+642), tr. 3-10
3. Bộ Y tế (2001), Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 - 2010, Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân, Hà Nội, tr 20-23.
4. Phạm Hương Lan (2011), “Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và
đánh giá mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà”, năm 2011, Luận án Tiến sĩ
5. Khamphanh Praboasone (2011), “Kiến thức thực hành về LMAT của phụ nữ có con dưới 2 tuổi và hiệu quả can
thiệp truyền thông tại tỉnh Bolikhamxay, năm 2010- 2011”.
6. WHO (1998), Safe Motherhood is a Vital Social and Economic Investment. Safe Motherhood. Division of
Reproductive Health (Technical Support), WHO, Geneva, Switzerland