32. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẾN SỰ TỰ TIN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TÂM THẦN CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự cải thiện mức độ tự tin thực hành của điều dưỡng viên trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bệnh mắc ung thư sau khi tham gia chương trình đào tạo nâng cao năng lực.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bán thực nghiệm có so sánh trước sau được thực hiện với 170 điều dưỡng.
Kết quả: Mức độ tự tin trong thực hành về chăm sóc sức khỏe tâm thần, sử dụng công cụ sàng lọc của điều dưỡng được cải thiện sau can thiệp và có ý nghĩa thống kê. Trong đó, mức độ tự tin trong quản lý lo âu cải thiện nhiều nhất, từ 2,59 ± 0,93 lên 2,84 ± 0,94. Tỷ lệ nhận thức của điều dưỡng viên về dịch vụ sức khỏe tâm thần chuyên khoa tăng sau chương trình đào tạo.
Kết luận: Chương trình đào tạo nâng cao năng lực đã cải thiện đáng kể mức độ tự tin thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần của điều dưỡng viên. Việc tăng cường đào tạo và sử dụng công cụ sàng lọc là cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh ung thư.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sức khoẻ tâm thần (SKTT), người bệnh ung thư (NBUT),, mức độ tự tin, nâng cao năng lực
Tài liệu tham khảo
[2] Caruso, R. and W. Breitbart, Mental health care in oncology. Contemporary perspective on the psychosocial burden of cancer and evidence-based interventions. Epidemiol Psychiatr Sci, 2020. 29: p. e86.
[3] Nguyen, H.T.H., et al., Factors influencing the quality of life among women with cancer in Vietnam. Frontiers in Psychology, 2024. 15.
[4] Kugbey, N., K. Oppong Asante, and A. Meyer-Weitz, Depression, anxiety and quality of life among women living with breast cancer in Ghana: mediating roles of social support and religiosity. Support Care Cancer, 2020. 28(6): p. 2581-2588.
[5] Ha, D. and K. Nuntaboot, Actual nursing competency among nurses in hospital in Vietnam. 2016. 10: p. 696-703.
[6] Nguyen, H.T.H., et al., Changes in knowledge of women with cancer about mental health care after participating in a health education program. Journal of 108 - Clinical Medicine and Pharmacy, 2024.
[7] Prince, A.P., Practice Nurses Educational Needs in Mental Health: a Descriptive Exploratory Survey. 2009: Te Herenga Waka—Victoria University of Wellington.
[8] Yu, J., et al., Effect of Nursing Method of Psychological Intervention Combined with Health Education on Lung Cancer Patients Undergoing Chemotherapy. J Healthc Eng, 2022. 2022: p. 2438612.
[9] Malins, S., et al., Outcomes of psychological support skills training for cancer care staff: Skill acquisition, work engagement, mental wellbeing and burnout. Psycho-Oncology, 2023. 32(10): p. 1539-1547.
[10] Mitchell, A.J., et al., Prevalence of depression, anxiety, and adjustment disorder in oncological, haematological, and palliative-care settings: a meta-analysis of 94 interview-based studies. Lancet Oncol, 2011. 12(2): p. 160-74.