25. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA SINH VIÊN Y KHOA Y1 VÀ Y3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2022-2023

Nguyễn Thị Thanh Bình1, Bùi Thị Cẩm Trà1, Nguyễn Trọng Hưng2, Nguyễn Thị Thu Hà3, Lê Linh Giang1, Nguyễn Cảnh Tùng1, Mai Thị Nhật Ngân1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Dinh dưỡng quốc gia
3 Viện đào tạo Y học dự phòng & Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của sinh viên Y1 và Y3 y khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2022-2023.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 520 sinh viên khối Y1 (n = 260) và Y3 (n = 260). Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và đo nhân trắc. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được phân loại theo tiêu chuẩn WHO 2007 (đối với Y1) và WHO 2000 (đối với Y3).


Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở sinh viên khối Y1 là 5%, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD) ở sinh viên khối Y3 chiếm 19,6%. Tỷ lệ thừa cân-béo (TC_BP) ở hai khối lần lượt là 7,3% (Y1), 6,6% (Y3). Chỉ 16,9% đối tượng nghiên cứu ăn đủ ba bữa chính, 32,5% hầu như không ăn sáng. Tỷ lệ bỏ bữa sáng ở nữ (36,6%) cao hơn nam (29,1%). Nam sinh viên tiêu thụ thịt thường xuyên hơn nữ (p<0,05), trong khi nữ có xu hướng ít ăn nhóm thực phẩm giàu đạm hơn.


Kết luận: Tỷ lệ TNLTD ở sinh viên Y khoa vẫn ở mức đáng chú ý, đặc biệt trong nhóm sinh viên năm thứ ba. Việc duy trì ăn đủ ba bữa chính, đặc biệt là bữa sáng, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Cần triển khai các chương trình giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường, xây dựng thực đơn hợp lý trong căng tin và hỗ trợ sinh viên nâng cao nhận thức về chế độ ăn lành mạnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Reuter PR, Forster BL, Brister SR. The influence of eating habits on the academic performance of university students. J Am Coll Health J ACH. 2021;69(8):921–7.
[2] Kabir A, Miah S, Islam A. Factors influencing eating behavior and dietary intake among resident students in a public university in Bangladesh: A qualitative study. PLOS ONE. 2018 thg 6;13(6):e0198801.
[3] Ul Haq I, Mariyam Z, Li M, Huang X, Jiang P, Zeb F, et al. A Comparative Study of Nutritional Status, Knowledge Attitude and Practices (KAP) and Dietary Intake between International and Chinese Students in Nanjing, China. Int J Environ Res Public Health. 2018 Sep;15(9):1910.
[4] Bede F, Cumber SN, Nkfusai CN, Venyuy MA, Ijang YP, Wepngong EN, et al. Dietary habits and nutritional status of medical school students: the case of three state universities in Cameroon. Pan Afr Med J. 2020 Jan 23;35:15.
[5] Ngọc HTL, Hòa NTT, Hương LT. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 Trường Đại học Y Hà Nội. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. 2021 Dec 29;146(10):192–7.
[6] Lê N, Như Q. Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng của sinh viên y3 trường đại học y khoa phạm ngọc thạch năm 2020 [Internet] [Thesis]. Trường đại học Y Hà Nội; 2020 [cited 2024 Feb 21]. Available from: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3005
[7] Phú PV, Pháp NT, Khanh TTV. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên [Internet]. 2022 [cited 2024 Feb 21]. Available from: https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/2271/2079
[8] The WHO Child Growth Standards [Internet]. [cited 2025 Feb 27]. Available from: https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards
[9] Body mass index (BMI) [Internet]. [cited 2024 Apr 18]. Available from: https://www.who.int/data/gho/data/themes/topics/topic-details/GHO/body-mass-index
[10] Nam HY học dự phòng V. Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất đại học Quốc gia Hà Nội [Internet]. 2014 [cited 2024 Feb 21]. Available from: http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc-du-phong/2014/06/tinh-trang-dinh-duong-va-chat-luong-cuoc-song-cua-sinh-vien-nam-thu-nhat-dai-hoc-o81E2019A.html
[11] Yahia N, Achkar A, Abdallah A, Rizk S. Eating habits and obesity among Lebanese university students. Nutr J. 2008 Oct 30;7:32.
[12] Savige G, Macfarlane A, Ball K, Worsley A, Crawford D. Snacking behaviours of adolescents and their association with skipping meals. Int J Behav Nutr Phys Act. 2007 Sep 17;4:36.
[13] Taha Z, Rashed A. The Effect of Breakfast on Academic Performance among High School Students in Abu Dhabi. Arab J Nutr Exerc AJNE. 2017 Nov 16;2:40.
[14] Feraco A, Armani A, Amoah I, Guseva E, Camajani E, Gorini S, et al. Assessing gender differences in food preferences and physical activity: a population-based survey. Front Nutr. 2024;11:1348456.
[15] Yurochko TP, Shevchenko MV, Wenom AHJ. Eating behaviour of international students in Ukraine. Wiadomosci Lek Wars Pol 1960. 2021;74(3 cz 2):708–12.