23. THỰC TRẠNG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2024

Nguyễn Nhựt Quang1, Quách Thanh Sang2, Nguyễn Văn Lành1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trung tâm y tế thành phố Rạch Giá

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả công tác quản lý an toàn sinh học phòng xét nghiệm và thực hành an toàn sinh học phòng xét nghiệm của nhân viên tại Bệnh viện Huyết học – Truyền máu thành phố Cần Thơ năm 2024. Ư


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên tất cả nhân viên phòng xét nghiệm và hồ sơ liên quan đến công tác quản lý an toàn sinh học.


Kết quả: Khảo sát tại 4 phòng xét nghiệm với 70 nhân viên cho thấy công tác quản lý an toàn sinh học tại bệnh viện còn một số hạn chế. Hệ thống quản lý an toàn sinh học được triển khai tương đối đầy đủ, tuy nhiên chỉ 3 trên 4 phòng xét nghiệm có phân công cán bộ phụ trách an toàn sinh học. Về cơ sở vật chất, chỉ 2 trên 3 phòng xét nghiệm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn. Về thực hành an toàn sinh học phòng xét nghiệm, phần lớn nhân viên có nhận thức đúng về các quy định an toàn sinh học, tuân thủ tốt việc sử dụng bảo hộ cá nhân, tuy nhiên việc thực hành đúng kỹ thuật trong tủ an toàn sinh học còn hạn chế, đặc biệt là khâu khử trùng và quy trình vận hành tủ chưa được thực hiện đầy đủ.


Kết luận: Cần tăng cường công tác đào tạo, giám sát và cập nhật quy định an toàn sinh học, đồng thời chuẩn hóa quy trình và đánh giá định kỳ để nâng cao hiệu quả quản lý và thực hành an toàn sinh học

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế. Thông tư số 37/2017/TT-BYT ngày 25/9/2017 của Bộ Y tế quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm. 2017.
[2] WHO. Cẩm nang an toàn sinh học phòng xét nghiệm ấn bản lần thứ 42020.
[3] Nguyễn Xuân Tùng. Thực trạng và hiệu quả can thiệp đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm vi sinh của Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương 2015.
[4] Girma M, Deress T, Adane K. Laboratory Quality Management System and Quality Indicators Implementation Status as Perceived by Laboratory Professionals in Preparation for the Accreditation Process from Selected Government Hospitals of Ethiopia. Clinical laboratory. 2020;66(4).
[5] David RE, Dobreanu M. Pre-Analytical Components of Risk in Four Branches of Clinical Laboratory in Romania--Prospective Study. Clinical laboratory. 2016;62(6):1033-44.
[6] Lien A, Abalos C, Atchessi N, Edjoc R, Heisz M. Surveillance des expositions en laboratoire aux agents pathogènes humains et aux toxines, Canada 2019. Relevé des maladies transmissibles au Canada. 2020;46(9):329-36.
[7] Wurtz N, Papa A, Hukic M, Di Caro A, Leparc-Goffart I, Leroy E, et al. Survey of laboratory-acquired infections around the world in biosafety level 3 and 4 laboratories. European Journal of Clinical Microbiology Infectious Diseases. 2016;35:1247-58.
[8] Bang E, Oh S, Chang HE, Shin IS, Park KU, Kim ES. Zika Virus Infection During Research Vaccine Development: Investigation of the Laboratory-Acquired Infection via Nanopore Whole-Genome Sequencing. Frontiers in cellular and infection microbiology. 2022;12:819829.
[9] Maniaci A, Fakhry N, Chiesa-Estomba C, Lechien JR, Lavalle S. Synergizing ChatGPT and general AI for enhanced medical diagnostic processes in head and neck imaging. European Archives of Oto-Rhino-Laryngology. 2024;281(6):3297-8.
[10] Smith AM, Smouse SL, Tau NP, Bamford C, Moodley VM, Jacobs C, et al. Laboratory-acquired infections of Salmonella enterica serotype Typhi in South Africa: phenotypic and genotypic analysis of isolates. BMC infectious diseases. 2017;17(1):656.
[11] Sharp TM, Fisher TG, Long K, Coulson G, Medina FA, Herzig C, et al. Laboratory-Acquired Dengue Virus Infection, United States, 2018. Emerging infectious diseases. 2020;26(7):1534-7.
[12] KTN. N. Connaissances et pratiques de la biosécurité dans les laboratoires cliniques de la ville de Kinshasa en République démocratique du Congo: Universitaires Européennes; 2020.