21. HIỆU QUẢ BỔ SUNG SỮA PHA SẴN METACARE OPTI LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, TIÊU HÓA VÀ SỨC KHỎE CỦA TRẺ MẪU GIÁO

Nguyễn Quốc Khánh1, Phạm Quốc Hùng1, Tạ Ngọc Hà2, Trần Mạnh Tùng2, Vũ Việt Trung3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
3 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả bổ sung sữa pha sẵn Metacare Opti lên tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa sức khỏe đối với trẻ mẫu giáo (36-59 tháng tuổi).


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng được hoàn thành tại Ninh Bình vào tháng 9/2024. Đối tượng là trẻ từ 36-59 tháng tuổi với cỡ mẫu 60 trẻ ở nhóm can thiệp bổ sung sữa dinh dưỡng pha sẵn Metacare Opti 2 lần/ngày trong 2 tháng và 60 trẻ nhóm chứng với chế độ ăn uống thông thường. Sử dụng công cụ thu thập số liệu được kiểm chuẩn và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật xác định tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe nhằm hạn chế sai số và nhiễu. Phân tích số liệu và so sánh kết quả theo chỉ số nghiên cứu bằng phần mềm SPSS20.0 và các test thống kê trong y sinh học.  


Kết quả: sau 2 tháng trẻ ở nhóm can thiệp cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng: cân nặng tăng cao hơn 0,58 kg (0,91 ± 0,31 kg so với 0,33 ± 0,17 kg) và chiều cao trung bình cao hơn 0,64 cm (1,59 ± 0,51 cm so với 0,95 ± 0,43 cm) với (p<0,05); tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm 38,3% (p<0,05); SDD và nguy cơ SDD nhẹ cân giảm 38,4% (p<0,05); thấp còi và nguy cơ thấp còi giảm 16,6% (p<0,05); gầy còm và nguy cơ gầy còm giảm 11,7% (p<0,05); NKHH giảm 28,4% (p<0,05); tiêu chảy giảm 26,7% (p<0,05); táo bón giảm 20,0% (p<0,05); biếng ăn giảm 36,6% (p<0,05); tình trạng tiêu hoá ổn định, phân mềm thành khuôn tăng cao hơn 21,6% (p<0,05).


Kết luận: Bổ sung hàng ngày 2 hộp (360ml) sữa dinh dưỡng pha sẵn Metacare Opti trong 2 tháng cho trẻ 36-59 tháng tuổi đã cải thiện chiều cao, cân nặng; tình trạng tiêu hóa và sức khỏe, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Fouad HM, Yousef A, Afifi A, Ghandour AA, Elshahawy A et al (2023). Prevalence of malnutrition & anemia in preschool children; a single center study. Ital J Pediatr. Jun 16;49(1):75.
[2] Hannah Ritchie, Max Roser (2017). Micronutrient Deficiency. Our World Data. Published in August.
[3] Thủ tướng Chính phủ (2022). Quyết định số 02/QĐ-TTg Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045”.
[4] Bộ Y tế (2022). Quyết định số 1294/QĐ-BYT Ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025”.
[5] World Health Organization, World Bank (2020). Levels and trends in child malnutrition: Key findings of the Edition of the Joint Child Malnutrition Estimates. Who Press Geneva, Switz.:vol. 24, no. 2, pages 1–16.
[6] Bộ Y tế (2024). Quyết định số 2341/QĐ-BYT về ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn Xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI)”.
[7] Best C, Neufingerl N, Del Rosso JM, Transler C at el (2011). Can multi-micronutrient food fortification improve the micronutrient status, growth, health, and cognition of schoolchildren? A systematic review. Nutr Rev. Published online April: 69(4):186-204.
[8] Đinh Thị Thùy Linh, Trương Thị Thùy Dương và cs (2021). Thực trạng khẩu phần ăn bán trú của trẻ em hai trường mầm non tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam: 516(1).
[9] Cervo MMC, Mendoza DS, Barrios EB, Panlasigui LN (2017). Effects of Nutrient-Fortified Milk-Based Formula on the Nutritional Status and Psychomotor Skills of Preschool Children. J Nutr Metab: 6456738.
[10] Gombart AF, Pierre A, Maggini S (2020). A Review of Micronutrients and the Immune System-Working in Harmony to Reduce the Risk of Infection. Nutrients. Jan 16;12(1):236.
[11] Aggarwal R, Bains K (2022). Protein, lysine and vitamin D: critical role in muscle and bone health. Crit Rev Food Sci Nutr: 62(9):2548-2559.