19. KIẾN THỨC VÀ SỰ CHẤP NHẬN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VỀ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI KHẨN CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá về kiến thức và sự chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp của sinh viên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 286 sinh viên Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kết quả: Khoảng 38.8% trường hợp từng sử dụng BPTTKC, 61.2% chưa sử dụng. 89.9% biết BPTTKC không ngăn ngừa bệnh lây qua đường tình dục, 86.2% xác định đúng các biện pháp, nhưng 40.6% chưa rõ hiệu quả tránh thai và 44.1% chưa biết cơ chế hoạt động. Dù 89.2% cho rằng BPTTKC an toàn, hiệu quả nếu dùng đúng, vẫn có 30.3% nghi ngờ hiệu quả và 20.6% cho rằng đây là biện pháp dành cho người bán dâm. Các yếu tố như năm học, nơi cư trú và hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng đến tỷ lệ sử dụng. Sinh viên năm 1 có tỷ lệ sử dụng cao nhất (58.3%), năm 6 thấp nhất (37.3%). Người thành thị dùng nhiều hơn nông thôn (50% so với 32.2%). Người có bố mẹ không sống chung dùng nhiều hơn (72.9%) so với sống cùng bố mẹ (31.9%), người đã kết hôn cao hơn độc thân (53.5% so với 24.3%).
Kết luận: Khoảng 38.8% người tham gia đã dùng BPTTKC, là nhóm có thái độ chấp nhận cao hơn. Dù hiểu biết khá tốt, nhiều người vẫn hiểu lầm về nguy cơ vô sinh (40.6%) và đối tượng sử dụng (14.8%). Yếu tố nơi sinh sống, hôn nhân và gia đình ảnh hưởng đến quyết định dùng BPTTKC. Cần đẩy mạnh truyền thông để giảm định kiến và nâng cao nhận thức.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tránh thai khẩn cấp, kiến thức, thái độ, sinh viên.
Tài liệu tham khảo
[2] Giri P.A., Bangal V.B., và Phalke D.B. (2013). Knowledge and Attitude of Medical Undergraduate, Interns and Postgraduate Students in India Towards Emergency Contraception. N Am J Med Sci, 5(1), 37–40.
[3] Yongpraderm S., Uitrakul S., Daengnapapornkul P. và cộng sự. (2022). Knowledge and attitude toward emergency contraceptive pills among first-year undergraduate students in Southern Thailand. BMC Med Educ, 22, 593.
[4] Phong N.T. và Hào P.H.H. (2014). Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về một số biện pháp tránh thai của sinh viên Trường Cao đẳng Y Tế Hà Nội, năm 2013. 1, 12(2), 207–210.
[5] Habitu YA, Yeshita HY, Dadi AF, Galcha D. Prevalence of and Factors Associated with Emergency Contraceptive Use among Female Undergraduates in Arba Minch University, Southern Ethiopia, 2015: A Cross-Sectional Study. Int J Popul Res. 2018;2018(1):2924308. doi:10.1155/2018/2924308
[6] Ngmenbelle D, Ofori MA, Ofori MF, Nakua EK, Aidoo AA. Emergency contraceptive pills usage and its associated factors among female tertiary students in Ghana. J Contemp Stud Epidemiol Public Health. 2024;5(1):ep24001. doi:10.29333/jconseph/14296
[7] My H.T. và Hiền M.T. (2022). Kiến thức, thái độ về viên thuốc tránh thai khẩn cấp và các yếu tố liên quan của sinh viên Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. ctump, (55), 131–137.
[8] Sơn Đ.A. (2020). Kiến thức, thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên đại học tại Hà Nội năm 2019.