17. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG KHÁNG SINH BETA-LACTAM TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2024

Vũ Trí Thanh1, Hoàng Thy Nhạc Vũ2, Trần Hoàng Minh2, Nguyễn Thùy Linh3, Đỗ Quang Dương2
1 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường đại học khoa học sức khoẻ - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm sử dụng kháng sinh (KS) nhóm Beta-lactam tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (BVTPTĐ) giai đoạn 01-06/2024.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu liên quan đến đặc điểm sử dụng KS nhóm Beta-lactam trong điều trị cho người bệnh có BHYT tại BVTPTĐ giai đoạn 01-06/2024. Đặc điểm sử dụng KS được phân tích theo phân nhóm KS, nước sản xuất, đường dùng, thành phần thuốc, phạm vi điều trị. Các phân tích thực hiện thông qua giá trị tổng số thuốc, tổng chi phí sử dụng, và tỷ lệ % tương ứng.


Kết quả: Trong giai đoạn 01-06/2024, có 78 thuốc thuộc KS nhóm Beta-lactam đã được sử dụng, với chi phí KS trong điều trị ngoại trú chiếm 52,3%. Nhóm Penicillin có 35 thuốc (45%), chiếm 68,2% tổng chi phí. Amoxicilin+A.clavuclanic là KS có số thuốc và chi phí sử dụng cao nhất trong tổng 23 hoạt chất KS của mẫu nghiên cứu. KS nhóm Beta-lactam sản xuất trong nước chiếm 78,8% tổng chi phí, KS thành phần phối hợp chiếm 73,2% chi phí. KS nhóm Carbapenems chỉ dùng đường tiêm, có tới 79,8% chi phí liên quan đến KS đơn chất; và 99,5% chi phí liên quan điều trị nội trú.


Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp thông tin cụ thể về đặc điểm sử dụng KS nhóm Beta-lactam tại BVTPTĐ, tạo căn cứ để lãnh đạo bệnh viện điều chỉnh và tối ưu hóa các giải pháp quản lý sử dụng nhóm thuốc này tại bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Lê Phước Thành Nhân, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung. Phân tích chi phí sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Lê Văn Thịnh giai đoạn 2023-2024. Vietnam Journal of Community Medicine, (2024), Vol. 65, Special Issue 6, 34-39
[2] Vũ Trí Thanh, Hoàng Thy Nhạc Vũ, Đào Thanh Xuyên, Chung Khang Kiệt. Phân tích xu hướng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức giai đoạn 2022-2024. Vietnam Journal of Community Medicine, (2024), Vol 65, Special Issue 12, 56-62
[3] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Vũ Trí Thanh, Trần Hoàng Minh. Phân tích chi phí sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức năm 2024. Vietnam Journal of Community Medicine, (2024), Vol. 65, Special Issue 12, 50-55
[4] Bộ Y tế (2015), Quyết định 708/QĐ-BYT ngày 2/3/2015 về Hướng dẫn Sử dụng kháng sinh.
[5] Lê Thị Triều, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Quang Mạnh. Thực trạng cơ cấu thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2021. Tạp chí Khoa học và Công nghệ đại học Thái Nguyên, (2023), 228(05): 207-212.
[6] Nguyễn Thanh Lâm, Lâm Hoàng Trung, Võ Phạm Minh Thư, Dương Thị Thanh Vân. Khảo sát về tình hình sử dụng kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh tại khoa nội tổng hợp bệnh viện trường Đại Học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 06/29 2023;(60):58-64.
[7] Xuân Thu, Nguyễn Đức Trung. Phân tích sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong 6 tháng đầu năm 2023. Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108. 16/10 2023;18(Số đặc biệt 10/2023).
[8] Bộ Y tế (2020). Quyết định số 5631/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành tài liệu "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện".
[9] Đỗ Văn Mãi, Phạm Thị Trúc Bình, Lý Quốc Quân, Thiều Văn Đường. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị ngoại trú viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại Bệnh viện Quân dân Y Bạc Liêu năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, 527(2), 109-114.
[10] Trần Thị Bảo An, Lê Kim Khánh, Nguyễn Thanh Truyền, Mai Huỳnh Như. Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh Beta-lactam trong điều trị bệnh giảm phế quản tại bệnh viên lao và bệnh phổi Vĩnh Long năm 2019-2020. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, (2022), 52, 99-106.