16. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THÁCH THỨC CỦA DƯỢC SĨ VỀ THUỐC GIẢ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024

Trần Minh Thanh1, Võ Thị Bạch Huệ1, Võ Quang Trung2, Đoàn Thảo Ân2, Huỳnh Thu Nguyệt2, Ngô Hoàng Yến Nhi3, Ngô Đình Nhân3, Trần Quang Thái4
1 Khoa Dược, Trường Đại học Lạc Hồng
2 Khoa Dược, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Văn phòng Bộ, Bộ Y tế
4 Khoa Dược, Trường Đại học Cửu Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Thuốc giả (Counterfeit medicines - CFM) gây ra những hậu quả nghiệm trọng lên sức khỏe, kinh tế - xã hội và uy tín của hệ thống y tế quốc gia. Hiểu được tầm quan trọng của dược sĩ, mức độ hiểu biết, thái độ và thách thức của dược sĩ về CFM cùng các yếu tố ảnh hưởng để có những giải pháp phòng chống CFM hiệu quả.


Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và thách thức của dược sĩ về CFM tại Thành phố Hồ Chí Minh.


Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 398 dược sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 12/2024. Bộ câu hỏi khảo sát trực tuyến, thái độ và thách thức được phản hồi thông qua thang đo Likert-5 điểm, câu hỏi được đánh giá tính nhất quán bằng Cronbach’s alpha. Thống kê mô tả và phân tích hồi quy nhị phân được sử dụng để phân tích dữ liệu, với p < 0,05 biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 


Kết quả nghiên cứu: Phần lớn dược sĩ (64,1%) đã từng được đào tạo về CFM. Nguồn thông tin chính về CFM là quá trình hành nghề và các phương tiện truyền thông (67,6%). Phần lớn dược sĩ có kiến thức và hiểu biết về CFM, điểm trung bình thái độ của người tham gia về CFM là 19,1/25 điểm. Việc thực thi pháp luật xuyên biên giới kém được xem là thách thức trong phòng chống CFM. Số năm kinh nghiệm, đã được đào tạo trước đó và chủ nhà thuốc có ảnh hưởng đến điểm trung bình thái độ của dược sĩ.


Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra những phát hiện trong kiến thức, thái độ và thách thức của dược sĩ về CFM. Tăng cường sức mạnh của hệ thống luật pháp và giáo dục là giải pháp hiệu quả trong phòng chống CFM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Siraj J, Gebre A, Shafi M, Birhan A, Ejeta F, Hambisa S. Health Care Providers' Knowledge, Attitude and Practice Toward Counterfeit Medicines in Mizan-Tepi University Teaching Hospital, South West Ethiopia: A Cross-Sectional Study. Inquiry : a journal of medical care organization, provision and financing. Jan-Dec 2022;59:469580221108335.
[2] Ozawa S, Evans DR, Bessias S, et al. Prevalence and Estimated Economic Burden of Substandard and Falsified Medicines in Low- and Middle-Income Countries: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA Netw Open. Aug 3 2018;1(4):e181662.
[3] World Health Organization. A study on the public health and socioeconomic impact of substandard and falsified medical products. World Health Organization. 2017; Accessed September 24, 2024. https://iris.who.int/handle/10665/331690
[4] Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương. Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương; 2020.
[5] Mdege ND, Chevo T, Toner P. Perceptions of current and potential public health involvement of pharmacists in developing nations: The case of Zimbabwe. Research in social & administrative pharmacy : RSAP. Nov-Dec 2016;12(6):876-884.
[6] Asayehegn A, Welay B, Kasahun G. Pharmacists’ awareness and practices regarding counterfeit medicines in Aksum, Ethiopia. 2023.
[7] Adigwe OP, Onavbavba G, Wilson DO. Challenges Associated with Addressing Counterfeit Medicines in Nigeria: An Exploration of Pharmacists' Knowledge, Practices, and Perceptions. Integrated pharmacy research & practice. 2022;11:177-186.
[8] Lwanga S, Lemeshow S. Sample Size Determination in Health Studies: A Practical Manual. XF2006303260. 12/01 1991;15
[9] Zarembski DG, Rouse MJ. Continuing Professional Development for Clinical Pharmacists. Encyclopedia of Pharmacy Practice and Clinical Pharmacy. Elsevier; 2019:66-78.
[10] Hermansyah A, Sukorini AI, Asmani F, Suwito KA, Rahayu TP. The contemporary role and potential of pharmacist contribution for community health using social media. Journal of basic and clinical physiology and pharmacology. 2019;30(6):20190329.