14. PHÂN TÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Nguyễn Thị Hải Yến1, Nguyễn Tứ Sơn2, Nguyễn Đức Trung1, Nguyễn Thị Liên Hương2, Lương Thị Thanh Huyền1, Lê Huy Thái1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm các vấn đề liên quan đến thuốc (DRPs) và nguyên nhân dẫn đến DRPs trong quản lý đau cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. 


Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang trên 471 bệnh nhân ung thư nội trú. DRPs được xác định theo hệ thống phân loại PCNE phiên bản 9.1, thông qua đánh giá hồ sơ thuốc, phỏng vấn bệnh nhân và phối hợp đa ngành.


Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có DRPs là 22,1%. Trong đó, DRPs về hiệu quả điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất (74,1%), chủ yếu do liều thuốc giảm đau không tối ưu (45,9%) và bệnh nhân không tuân thủ điều trị (45,1%). Phân tích thống kê cho thấy mức độ đau trung bình và đau nặng giảm đáng kể sau 24 giờ điều trị (p<0,001).
Kết luận: Các DRPs trong quản lý đau ung thư vẫn còn phổ biến, đặc biệt liên quan đến lựa chọn liều thuốc và hành vi điều trị của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, WHO Guidelines for the Pharmacological and Radiotherapeutic Management of Cancer Pain in Adults and Adolescents. 2018: p. pp.1-40.
[2] Bùi Thanh Loan, et al., Khảo sát việc sử dụng thuốc giảm đau và những rào cản trong quản lý đau ung thư trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện K2. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022. 508(1).
[3] Reyes-Gibby, C.C., et al., Status of cancer pain in Hanoi, Vietnam: A hospital-wide survey in a tertiary cancer treatment center. J Pain Symptom Manage, 2006. 31(5): p. 431-9.
[4] DRP, P.C.N.E.P. and C. V9.1, Available online: https://www.pcne.org/upload/files/417_PCNE_classification_V9-1_final.pdf.
[5] Su, Y.-J., et al., Drug-related problems among hospitalized cancer pain patients: an investigative single-arm intervention trial. Annals of Palliative Medicine, 2020. 10(2): p. 2008-2017.
[6] Bộ Y tế, Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ. 2022.
[7] Network, N.C.C., Cancer Pain. 2024: p. pp.
[8] Treede, R.D., et al., Chronic pain as a symptom or a disease: the IASP Classification of Chronic Pain for the International Classification of Diseases (ICD-11). Pain, 2019. 160(1): p. 19-27.
[9] Venugopal, J., et al., Drug-related problems in cancer patients: A systematic review. J Oncol Pharm Pract, 2024. 30(3): p. 562-571.
[10] Bruera, E. and J.A. Paice, Cancer pain management: safe and effective use of opioids. Am Soc Clin Oncol Educ Book, 2015: p. e593-9.