7. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT TÁI TẠO VÚ BẰNG VẠT DA CƠ LƯNG RỘNG SAU MỔ CẮT TUYẾN VÚ DO UNG THƯ GIAI ĐOẠN I-II TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

Lê Minh Phong1, Lê Minh Tân1
1 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt da cơ lưng rộng sau mổ cắt tuyến vú do ung thư giai đoạn I-II tại Bệnh viện Quân y 175.


Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp tiến cứu, thực hiện trên 46 người bệnh với chẩn đoán ung thư tuyến vú giai đoạn I-II được phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt da cơ lưng rộng sau mổ cắt tuyến vú tại Bệnh viện Quân y 175, từ tháng 1/2022 đến tháng 10/2024.


 Kết quả nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu trên 46 bệnh nhân, tuổi trung bình của bệnh nhân là 48,3 ± 9,1 tuổi, đa số nằm trong độ tuổi 40-59 (54,3%). Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn I (58,7%) theo TNM. Phẫu thuật cắt một phần tuyến vú được áp dụng phổ biến nhất (43,5%), tiếp theo là cắt toàn phần (39,1%), cắt bảo tồn chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,4%). Ung thư biểu mô thể ống là thể mô bệnh học chủ yếu (89,1%). Phần lớn bệnh nhân đều được làm hóa mô miễn dịch với 82,6%, trong đó ER (+) và PR (+) lần lượt 63,2% và 68,4%; HER2 (-) chiếm 68,4%, và Ki-67 nhóm ≤14% và >14% như nhau với tỷ lệ 50,0%.


Kết luận: Đặc điểm lâm sàng như tuổi trung niên, giai đoạn I-II, và phẫu thuật bảo tồn hoặc cắt một phần hỗ trợ hiệu quả của kỹ thuật tái tạo vú bằng vạt da cơ lưng rộng, giúp tối ưu hóa thẩm mỹ, chức năng và giảm biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Sung, H., et al. (2021). GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. A Cancer Journal for Clinicians, 71(3), p. 209-249.
[2] Alexandre Mendonc a Munhoz et al. (2005). Outcome Analysis of Breast-Conservation Surgery and Immediate Latissimus Dorsi Flap Reconstruction in Patients with T1 to T2 Breast Cancer, Plastic and reconstructive surgery. 116(3). p. 741-751.
[3] Michael R. DeLong, et al. (2017). Latissimus Dorsi Flap Breast Reconstruction—A Nationwide
[4] Inpatient Sample Review. Annals of Plastic Surgery. 78 (4). p.185-187.
[5] H. Menke, M. Erkens, R. R. Olbrisch. (2001) "Evolving Concepts in Breast Reconstruction With Latissimus Dorsi Flaps: Results and Follow-up of 121 Consecutive Patients." Annals of Plastic Surgery. 47(2). p. 107-114.
[6] Kodaganur S, Paga U, Ram A, et al. (2018) Feasibility, safety, and clinical outcomes following latissimus dorsi flap reconstruction in breast cancer - an institutional study. Breast J. 24(4). p.1-3.
[7] Kronowitz SJ, Hunt KK, Kuerer HM, et al. (2004) Delayed-immediate breast reconstruction. Plast Reconstr Surg. 113(6). p. 1617-1629.