6. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHỞI PHÁT SAU DỊ ỨNG ALLOPURINOL: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP HIẾM GẶP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Báo cáo một trường hợp hiếm gặp về đái tháo đường khởi phát sau dị ứng allopurinol, nhấn mạnh mối liên quan giữa phản ứng quá mẫn thuốc và rối loạn nội tiết.
Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân nam 65 tuổi nhập viện vì phù mặt và tổn thương da sau khi sử dụng allopurinol. Dù ngừng thuốc, triệu chứng vẫn tiếp diễn. Sau nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng tăng nhạy cảm thuốc và điều trị với corticoid, kháng histamin. Tình trạng toan chuyển hóa không đáp ứng điều trị dẫn đến lọc máu. Bệnh nhân sau đó xuất hiện tăng đường huyết nghiêm trọng, nhiễm toan ceton, được xác định là đái tháo đường típ 1.
Kết quả: Các xét nghiệm miễn dịch ghi nhận anti-GAD vùng xám, dương tính với HSV, EBV, CMV, gợi ý vai trò của yếu tố vi-rút trong cơ chế bệnh sinh. Sau điều trị insulin, bệnh nhân ổn định và xuất viện.
Kết luận: Đái tháo đường khởi phát sau dị ứng thuốc tuy hiếm gặp nhưng cần được lưu ý trong thực hành lâm sàng. Ở bệnh nhân có phản ứng quá mẫn, nếu xuất hiện toan chuyển hóa không rõ nguyên nhân, cần đánh giá nguy cơ nhiễm toan ceton do tăng đường huyết, ngay cả khi bệnh nhân không có tiền sử đái tháo đường. Việc theo dõi sát bệnh nhân sau dị ứng thuốc là cần thiết để phát hiện kịp thời các biến chứng nội tiết.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
khởi phát, đái tháo đường, hội chứng tăng nhạy cảm với thuốc
Tài liệu tham khảo
[2] Chien-Yi Yang, Chi-Hua Chen, Shin-Tarng Deng và cộng sự. Allopurinol Use and Risk of Fatal Hypersensitivity Reactions: A Nationwide Population-Based Study in Taiwan. JAMA Internal Medicine, 2015, 175(9): 1550-1557.
[3] Akihisa Imagawa, Toshiaki Hanafusa, Takuya Awata và cộng sự. Report of the Committee of the Japan Diabetes Society on the Research of Fulminant and Acute-onset Type 1 Diabetes Mellitus: New diagnostic criteria of fulminant type 1 diabetes mellitus (2012). Journal of Diabetes Investigation, 2012, 3(6): 536-539.
[4] Joyce Z. Singer and Stanley L. Wallace. The allopurinol hypersensitivity syndrome. Unnecessary morbidity and mortality. Arthritis & Rheumatism, 1986, 29(1): 82-87.
[5] Tetsuo Shiohara and Yoshiko Mizukawa. Drug-induced hypersensitivity syndrome (DiHS)/drug reaction with eosinophilia and systemic symptoms (DRESS): An update in 2019. Allergology International, 2019, 68(3): 301-308.
[6] Hiroshi Onuma, Mikiko Tohyama, Akihisa Imagawa và cộng sự. High Frequency of HLA B62 in Fulminant Type 1 Diabetes with the Drug-Induced Hypersensitivity Syndrome. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 2012, 97(12): E2277-E2281.
[7] Bizhen Zhu, Jinzhun Wu, Guobing Chen và cộng sự. Fulminant Type 1 Diabetes Mellitus Caused by Drug Reaction With Eosinophilia and Systemic Symptoms (DRESS): A Case Report and Review of the Literature. Frontiers in Endocrinology, 2019, 10(
[8] Tetsuo Shiohara. The role of viral infection in the development of severe drug eruptions. Dermatologica Sinica, 2013, 31(4): 205-210.